VI.- VẬN ĐỘNG THÂN THỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐANG BỊNH:

Nên cố gắng tập luyện cơ thể mỗi ngày như cử động thể dục, đi bộ, bơi lội, luyện khí công hay thái cực quyền,…..nhưng không được ráng sức quá mức; Sự cử động thân thể rất cần thiết trong trường hợp bịnh viêm thấp khớp vì nó sẽ hổ trợ rất mạnh giứp khí huyết lưu thông và thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể được thực hiện nhiều hiệu quả hơn khiến sự tái lập quân bình của cơ thể diễn ra nhanh chóng và do đó bịnh sẽ cải thiện sớm và tốt hơn nhiều so với chỉ ăn uống đơn thuần;

VII.- CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN SỐNG THÍCH HỢP ĐỂ CHỮA BỊNH HƠN:

 

Thay đổi hẳn môi trường sống để giúp cho cơ thể dễ tái lập lại quân bình không phải là một điều dễ thực hiện đối với đa số người; tuy nhiên cố gắng tạo điều kiện để cải thiện môi trường đang sống để giứp cho quá trình chuyển hoá bịnh được thuận lợi hơn thì có thể thực hiện được trong trường hợp viêm thấp khớp theo những nguyên tắc sau:

 

  • Tránh sống hay sinh hoạt ở những nơi quá ẩm thấp;
  • Tránh nằm ngủ trực tiếp ở dưới đất hoặc sàn nhà bằng gạch hay bằng xi măng không có lót nệm hay chiếu dày;
  • Khi nằm ngủ luôn luôn giữ cho cơ thể được giữ ấm vừa đủ, không để cho quá lạnh;
  • Luôn giữ cho hai bàn chân được ấm áp;
  • Không ngâm mình trong nước lạnh quá lâu;
  • Điều hòa hoặc tiết chế đời sống tình dục;
  • Không tắm ngay sau khi đã ra mồ hôi nhiều;

 

 

 

VIII.- MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỮU ÍCH

 

  • Khi tình trạng quân bình đã được tái lập tương đối và bịnh đã có dấu hiệu cải thiện đáng kể thì có thể dùng thêm các loại cá nước ngọt, cá có thịt màu trắng có thể ăn vừa đủ nhất là cá chép, cá cơm, cá bóng dậm, cá bóng trứng. Mỗi tuần có thể ăn ba lần con hàu (oysters), mỗi lần 2 con và dùng tương cổ truyền, tương đặc hoặc chút ít muối để nêm nếm thức ăn. Thỉnh thoảng dùng một  ít trái cây nấu chín hoặc trái cây khô. Chỉ cho đến khi cơ thể đã tái lập lại được tình trạng quân bình bền rồi thì mới có thể thay đổi chế độ ăn uống quân bình theo nhu cầu hoạt động của cơ thể.
  • Trong các súp rau củ được ăn, thường nên dùng củ cải trắng, củ hành tây, củ sen, cà rốt, ngưu báng, bồ công anh, bắp cải, cải soon, lá tía tô, ngò rí, nấu ninh nhỏ lửa với rong phổ tai và nêm tương cổ truyền(tamari hay miso).
  • Bệnh viêm đau khớp thường đi kèm với rối loạn đường ruột mạn tính. Do đó cần phải nhai thật nhỏ thức ăn rồi mới nuốt;
  • Trong trường hợp bệnh nhân viêm đau khớp bi bón, có thể ăn thêm chút dầu mè hoặc dùng xích tiểu đậu nấu với phổ tai và bí ngộ (bí rợ)*** uống thêm nước sắn dây (*). Nếu bón dai dẳng có thể dùng dụng cụ y tế bơm thụt ruột bằng nước muối thật loãng.
  • Không nên ăn trực tiếp bánh mì, bánh nướng giòn, bánh tráng gạo lứt, ngũ cốc rang phồng (nếu muốn dùng phải ngâm qua nước nguội trong 3 phút bỏ nước đi rồi mới dùng)
  • Tránh tắm quá lâu nhất là dưới vòi sen.
  • Nếu nơi vùng viêm đau, nhất là ở ngón chân cái thường xảy ra trong nhiều ca thống phong, nên mang vớ côton để bảo vệ.
  • Các loại gia vị nêm như Rau củ xào tương đặc (Tekka), tương sổi (Natto), muối mè, tương cổ truyền (tamari) đều dùng tốt, nhưng phải luân phiên thay đổi tuần 2 hay 3 lần và nêm nhạt.
  • Nước ép cà rốt dùng mỗi tuần 2 đến 3 lần.
  • Khi ăn cá và hải sản ăn với củ cải trắng hoặc cà rốt nạo rất tốt.
  • Đối với trái cây, trong trường hợp viêm sưng đỏ, không nên ăn trái cây và uống nước trái cây. Trái cây khô như nho, táo tây khô, trái đào khô (không đường), hoặc hấp chín trong cơm được dùng với số lượng nhỏ.
  • Mạch nha gạo lứt mỗi tuần dùng 2 đến 3 lần ăn sáng với cháo ngủ cốc lứt, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
  • Trong tháng đầu tiên trị bệnh, pha 1/3 cà rốt nạo, ¼ củ cải trắng daikon nạo, thêm nước ninh nhỏ lửa trong 3 phút, nêm vài giọt tương cổ truyền cho có vị. Mỗi tuần uống 2 lần và chỉ trong 1 tháng mà thôi.
  • Trong trường hợp khó tiểu: vắt nước củ cải trắng (daikon) lấy 2 muỗng súp nước cốt rồi pha với 6 muỗng súp nước lạnh, cho vào soong thêm 1 tí muối. Đem nấu nhỏ lửa trong 1 phút, uống nóng. Chỉ uống 1 lần trong ngày và không uống liên tục quá 3 ngày.
  • Nếu bệnh thuyên giảm, có thể ăn thêm chút bánh mì lứt hấp.
  • Mỗi tuần 2 lần uống sắn dây + mận muối + nước tương (pha chế nhạt) rất tốt
  • Không đeo các vật trang sức như đồng hồ và các loại bằng kim khí nhất là ở các vùng khớp đau.
  • Luôn giữ cho cơ thể được ấm và đừng để cơ thể nhiễm lạnh có thể gây co cứng các khớp.

 

IX.- THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ CÁCH DÙNG:

Bài 1: Cháo gạo lứt + xích tiểu đậu + kê lứt:

Món ăn này lợi ích khi mệt nhọc, lưng bị gù cong và các loại bệnh viêm đau khớp Âm

  • 1/2 tách gạo lứt
  • 2 muỗng súp xích tiểu đậu
  • 3 muỗng kê lứt
  • 3 tách nước
  • 1 tí muối ăn (1gr)

Cách làm:

Rửa sạch gạo, kê, đậu riêng ra. Để kê cho ráo.

Ngâm gạo và xích tiểu đậu trong 3 chén nước trong 5 giờ đồng hồ.

Cho gạo,đậu và kê vào muối vào trong nồi áp suất. Nấu với lửa nhỏ trong  45 phút.

Tắt lửa và để vậy 15 phút. (không mở nắp nồi)

Mở nắp nồi đánh trộn đều bằng đủa hay muỗng.

Dùng ăn khi còn hơi nóng.

Ghi chú: Khi nấu bằng nồi áp suất phải cẩn thận nhựa cháo làm trích lổ thông hơi nước, cần thường xuyên vệ sinh nồi và soi lổ thông hơi nước sôi.

Bài 2: Kem gạo lứt xào dầu mè.

Dùng cho các bệnh đau viêm khớp và rối loạn chức năng tim rất hữu ích.

  • ½ tách gạo lứt
  • ½ muỗng cà phê dầu mè
  • 4 tách nước
  • 1 tí muối (1gr)

Cách làm: Rang gạo lứt với dầu mè cho đến khi có màu hơi nâu.

Thêm nước và muối. Đem nấu riu riu, nắp đậy hở cho đến khi gạo nhừ. Đừng khuấy cho đến khi sệt như hồ cháo

Cho hồ cháo vào một bao vải cotton thưa, lọc lấy nhựa cháo.

Dùng ăn nóng ấm nhựa cháo này (xác cháo còn lại có thể dùng làm bánh, hay trộn ăn với cơm gạo lứt).

 

Bài 3: Cơm gạo lứt xào bắp cải (lợi ích cho bệnh viêm đau khớp Âm)

  • 1 củ hành tây nhỏ
  • 5 lá bắp cải
  • 1 cây cần tây
  • 1 muỗng súp dầu mè
  • 1/3 muỗng cà phê muối
  • 5 chén cơm gạo lứt (đã nấu chín)
  • 1 muỗng súp nước tương cổ truyền
  • 1 muỗng ngò rí (rau mùi)

Cách làm:

Thái lát mõng củ hành tây. Xắt tăm lá bắp cải  và cần tây xắt từng đoạn ngắn chéo góc.

Dùng chão dày, đun dầu cho nóng cho củ hành tây và phân nửa muối vào xào củ hành chuyển thành màu trong suốt.

Cho bắp cải và cần tây và muối còn lại vào xào chừng 10 phút (đừng cho cháy)

Rắt cơm gạo lứt vào chảo, nếu khô quá thêm nửa chén  nước. Nấu với lửa thấp cho đến khi cơm toả hơi.

Trộn đều cơm và rau củ, đậy nắp lại nấu thêm 5 phút cho cơm nóng.

Tắt lửa và rưới nước tương vào. Trang trí với ngò rí.

Dùng ăn khi còn ấm nóng.

 

Bài 4.- Cá chép hầm (chưng) ; lợi ích cho các bệnh viêm màng xương, xương yếu, ung thư Âm,ho lao, thiếu máu, bại liệt, viêm hạch ở nách háng, rối loạn hệ bạch huyết,tuyến giáp, nhiễm độc da,, quai bị, nhiễm độc da, yếu sức khoẻ tổng quát, tăng sức chống bệnh tật nhất là đối với các bệnh Âm tính.

  • Cá chép nguyên con khoảng ½ kg
  • Rể Ngưu báng 300 gr
  • Dầu mè 1 muỗng súp
  • Cọng trà già (trà cành) 50 gr (cho vào trong 1 túi cotton buột chặt)
  • Tương đặc (hatcho hoặc Mugi miso) 1 muỗng súp
  • Gừng nạo 5 gr

Cách làm:

Dùng nguyên con, không bỏ gì hết (đầu, vảy, mang) – có thể bỏ không dùng túi mật.

Rửa sạch cá rồi cắt thành từng khúc dày 2 cm, thái lát mõng ngưu báng.

Xào ngưu báng với dầu mè cho thơm

Đặt cá lên trên ngưu báng và túi trà cọng lên trên cá chép.

Thêm nước ngập vừa đủ vào hầm (hoặc chưng cách thuỷ) trong 6 đến 7 giờ  đồng hồ cho đến khi xương cá mềm nhũn.  Nếu nấu bằng nồi áp suất chỉ cần đổ nước ngập là được và nấu trong khoảng 1 đến giờ hơn là được; sau đó tắt lửa  không mở nắp để cho hơi nguội và cho hơi nước trong nồi ra hết( bằng van xã hơi nước nồi).

Mở nắp nồi, lấy túi trà bỏ đi ; nếu dùng nồi áp suất và  nước cạn thì cho thêm 1 ít  nước.

Tán nhuyễn miso hoà chút nước rưới vào trong nồi súp. Hầm thêm 30 phút nữa.

Lấy ra dùng ấm với gừng nạo. Mỗi ngày chỉ ăn 1 chén, ăn toàn bộ cả xương cá.

 

Bài 5. Cá cơm khô chiên dòn: lợi ích cho các bệnh Âm: viêm tuỷ xương, bệnh phong, viêm màng xương,viêm phúc mạc.

  • 1 chén (bát) cá cơm nước ngọt khô (không tẩy trắng)
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 1 muỗng canh nước tương cổ truyền (Tamari)
  • 2 ml nước gừng tươi

 

Cách làm:

Rang cá cơm khô trong chảo với lửa vừa trong 7 phút cho dòn

Thêm dầu vào trộn cho đều  trong 3 phút.

Trộn đều rồi tắt lửa

Rưới nước tương và nước gừng lên cá

Ăn khi còn ấm.

 

Bài 6.  Củ cải trắng (daikon) nạo với phổ tai:

 

lợi ích cho vài loại bệnh Âm, tuy vậy rất tốt đối với loại Dương của bệnh viêm khớp và phong thấp.

  • phổ tai (kombu) 10 miếng mỗi miếng vuông 3cm x 3 cm.
  • dầu mè đủ chiên
  • 5 muỗng cà phê củ cải trắng nạo

 

Cách làm:

Lau phổ tai cho thật sạch cát bụi rồi cắt như trên.

Cho dầu vào chảo thật nóng. Chiên phổ tai cho dòn đều. Để nguội. Để ráo dầu và gói vào giấy thấm dầu cho hế dầu dư.

Rưới vài giọt nước tương vào củ cải nạo.

Mỗi người chỉ ăn mỗi lần  2 miếng phổ tai với 1 muỗng (cà phê) củ cải nạo. Không ăn nguội quá.

 

Bài 7. Miso chiên dầu mè.

Lợi ích cho các bệnh loại Âm như  rối loạn tuần hoàn máu, phổi, tim. Rất tốt cho bệnh viêm đau khớp, phong thấp, tăng nhãn áp.

  • 3 muỗng súp tương đặt cổ truyền (hatcho hoặc mugi)
  • 1 muỗng súp dầu mè
  • 5 muỗng nước lạnh hoặc nước súp rau củ.

 

Cách làm:

Xào tương với dầu trong 5 phút cho đều.

Thêm nước hoặc nước súp thành một hổn hợp sệt sệt.

Dùng như một món chấm gia vị.

 

Bài 8.- Rau củ xào khô.(Tekka): Lợi ích cho bệnh đau viêm khớp, bón, Viêm dạ dày, tăng máu huyết  và các tất cả các bệnh loại Âm.

  • 1 củ ngưu báng nhỏ 150 gr
  • 50 gr củ sen tưoi
  • 100 gr cà rốt
  • 1/2 chén (bát) dầu mè
  • 1 chén tương đặt cổ truyền (miso)
  • 1 muổng súp gừng nạo.

 

Cách làm:

Xắt thật nhỏ tất cả rau củ,

Đun nóng ¼ dầu bằng chảo dầy. Xào tất cả trong 20 phút cho mềm.

Thêm dầu còn lại và miso vào trộn đều. Tắt lửa để nguội.

Mở lửa trở lại và nấu với lửa thật thấp trong 20 phút, khuấy liên tục.

Tắt lửa  để nguội 20 phút.

Làm tiếp tục như trên 5 lần. Không cho cháy bột, cho đến khi khô và dễ nát vụn.

Thêm gừng vào và nấu trong 10 phút.

Tekka miso có thể để dùng rất lâu mà không cần để tủ lạnh.

Mỗi bửa cơm chỉ dùng từ ½ muỗng đến 1 muỗng cà phê.

 

X.- THỨC UỐNG-TRÀ THỰC DƯỠNG:

 

Bài 1: Nước gạo lứt rang với gừng: làm hạ sốt khi sốt cao nhất là sốt do bệnh phong thấp và

Bệnh quai bị.

  • 1/3 chén gạo lứt
  • 4 chén nước
  • ¼ muỗng cà phê gừng nạo
  • 1 gr muối

Cách làm:

Rang gạo lứt trong khoảng 10 phút cho vàng nâu sậm, để nguội.

Ngâm 5 phút gạo lứt đã rang trong nước lạnh rồi bỏ nước đó đi.

Thêm nước vào nấu với lửa lớn trong nồi thuỷ tinh (hoặc inox)

Thêm muối và gừng vào, ninh nhỏ lửa trong 50 phút cho nước cạn lại còn ½.

Lọc và uống nóng

 

Bài 2: Trà củ cải trắng (Daikon) + Cà rốt. Giúp cơ thể tống khứ mỡ và hoà tan các chất rắn trích luỹ ở vùng ruột và ở các khớp.

 

Củ cải tươi (nạo) 1 muỗng canh

Củ cà rốt tươi (nạo) 1 muỗng canh

Cho 2 chén (bát) nước vào nồi đất hoặc soon inox, bỏ củ cải và cà rốt vào, thêm 1 gr muối đem nấu nhỏ lửa  8 phút.  Uống ấm.

 

Bài 3: Trà phổ tai. làm mạnh tim, lọc máu, làm tốt hệ tuần hoàn. Hữu ích cho thận, hệ bài tiết và cơ quan sinh sản, làm dẽo các mạch máu, gân, mô tế bào và các khớp, đem lại sự dẽo dai cho cơ thể. Tống khứ các độc chất tích luỹ ở các cơ quan, ở mạch máu và các khớp. Cung cấp muối khoáng và nhiều chất dinh dưỡng.

 

Có hai cách nấu trà phổ tai:

 

1.- Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi, thêm vào đó 1 miếng phổ tai  dài 10 cm (khoảng 20 gr). Đậy lại và nấu ninh cho nhừ chỉ còn 1 ½ chén nước. Mỗi lần uống ¼ bát. Có thể uống nhiểu lần trong ngày  và  nhiều ngày trong tuần. Thích hợp cho tình trạng cơ thể Dương.

2.- Lấy 20 gr phổ tai cho vào lò nướng nhiệt độ 60 C cho dòn dễ vỡ nhưng không bị cháy. Cho vào cối đất xay thành bột mịn. Mỗi lần dùng ½  muỗng bột cho vào bát, rót nước sôi vào khuấy đều uống khi còn nóng. Thích hợp cho tình trạng cơ thể Âm.

 

Bài 3. Trà lúa mạch (barley) hoặc trà gạo lứt.

 

Rang ¼ bát gạo lứt hoặc lúa mạch trong khoảng 10 phút cho vàng sẩm.

Ngâm gạo lứt hoặc lúa mạch đã rang vào nước lạnh trong 5 phút rồi bỏ nước đó đi.

Cho 1 lít nước vào gạo (hoặc lúa mạch) ngâm trong 1 giờ rồi đem nấu nhỏ lửa cho đến khi còn lại ½ lít nước, dùng làm thức uống mỗi ngày. Trà này giúp loại trừ các chất thặng dư do ăn quá nhiều mỡ dầu và protein động vật. Làm da bớt khô, làm khoẻ phổi và đại tràng, khoẻ gan và mật, Làm cân bằng các khớp đã bị hoá cứng do dùng quá nhiều thực phẩm động vật.

 

Bài 4. Trà nấm sồi Shitake: Làm cân bằng cơ thể khi dùng các loại thịt động vật, làm êm dịu các tình trạng căng cứng của các  khớp và dùng quá nhiều muối hoặc các thức ăn động vật.

 

Cách làm: Cho 1 tai nấm sồi vào nồi. Thêm hai chén (bát) nước, đậy nắp nấu nhỏ lửa với 1 gr muối hoặc ½ muỗng (cà phê) nước tương cổ truyền Tamari. Nấu cạn cho đến khi còn lại một nửa. Lọc và uống ấm mỗi lần 1/3 bát.

 

Bài 5. Bột tương phổ tai: Bột này làm mạnh các khớp và các mô kết nối. Chứa nhiều muối khoáng. Mỗi tuần chỉ dùng vài miếng, hai lần mỗi ngày.

 

Cách làm: Cắt 100 miếng phổ tai vuông 2cm5 x 2cm5 bằng kéo.  Ngâm tất cả vào trong hổn hợp nửa tương tamari và nửa nước (cho ngập phổ tai  là được) để vậy trong 24 giờ.  Cho vào trong một cái nồi không đậy nắp, thêm vào cho đủ ngập nếu cạn bớt. Đem nấu thật nhỏ lửa và để lệch nồi với nguồn lửa, nấu trong nhiều giờ cho nước bốc hơi hết cho khô (không để bị cháy).

Trích cuốn “Cốt Tủy Thực Dưỡng” – Lương Y Trần Ngọc Tài

Chữa bệnh đau khớp, viêm khớp, thấp khới và thống phong (phần 1

Chữa bệnh đau khớp, viêm khớp, thấp khới và thống phong (phần 2)

 

Trợ phương hữu hiệu cho bệnh về xương khớp là Joint Essentials – Đặc trị xương khớp

  • Trợ phương hữu ích cho bệnh xương khớp

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Có thể mua sản phẩm tương Mugi miso, Hatcho, tương tamari, tekka và Joint Essentials – Đặc trị xương khớp online bằng cách nhấp vào đây hoặc đến trực tiếp các địa chỉ này.

    HOTLINE BÁN HÀNG TẠI VIỆT NAM: 0988.707.008

Thẻ:, , ,