Cơ thể quân bình là một thể trạng lành mạnh mà mọi thành phần cấu tạo hòa hợp theo một tỉ lệ hài hoà, không một thành phần nào chiếm ưu thế hay bị yếu kém do đó sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những khả năng chuyển hoá sẵn có trong cơ thể hoạt động thuận lợi và phát triển tới mức độ tối ưu của nó.

Có 2 loại cơ thể quân bình:

  1. Loại cơ thể quân bình bền do chính khả năng chuyển hoá sẵn có của cơ thể tạo thành nhờ sự ổn định của tinh thần, thực phẩm nuôi dưỡng thích hợp và cơ thể vận động điều hòa. Loại quân bình bền này giúp cơ thể có tính chất chịu đựng cao, giúp khả năng chuyển hoá của cơ thể hoạt động hữu hiệu tới mức tối đa và lâu dài.
  1. Loại cơ thể quân bình kém bền hơn tạo bởi những yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài như thuốc chế tạo từ hoá dược, những máy móc hay dụng cụ điều trị hỗ trợ. Loại quân bình bền này trong đa số trường hợp những yếu tố như hóa dược, dụng cụ, thường thay thế các chức năng chuyển hoá trong cơ thể , hậu quả là cơ thể phải hoàn toàn tuỳ thuộc vào chúng trong một thời gian nhất định với những phản ứng phụ khá bất lợi cho thể cơ về lâu dài luôn luôn kèm theo.

Tiêu chuẩn để biết một cơ thể quân bình

( Điểm số cũng nói lên tầm quan trọng của từng tiêu chuẩn )

  • Về mặt sinh lý
  1. Tiêu hóa tốt, không dễ bị ngoại cảm hay các chứng dị ứng về da, về thời tiết, về thực phẩm, về môi trường sống. Phân thải ra không nhão, không khô quá. Đối với người ăn thực dưỡng thì phân nổi trên mặt nước do chỉ còn chất xơ sau khi toàn bộ dưỡng trấp được cơ thể hấp thu hết (3 điểm)
  1. Ăn ngon, ngủ ngon, không cảm thấy mệt mỏi, uể oải vô cớ, dễ ngủ trong mọi trường hợp, giấc ngủ sâu và ít mộng mị (5 điểm)
  1. Không dễ bị rối loạn về chức năng như nhức đầu, sổ mũi, đau nhức cơ bắp; không dễ bị  ngoại cảm hay dễ  bị dị  ứng với thới tiết, khí hậu, thực phẩm (7 điểm)
  • Về mặt tâm lý
  1. Không dễ bị rối loạn về cảm xúc như dễ bị stress, hay dễ nổi nóng , dễ bực mình, dễ gây gổ, dễ tranh cải chỉ vì những nguyên nhân không quan trọng, hay chỉ vì tâm lý dao động nhẹ hoặc khi phải đương đầu với những không thuận ý thường xảy ra đối với hầu hết mọi người trong cuộc sống (9 điểm)
  1. Không dễ bị rối loạn về thần kinh như bi quan, chán đời, trầm cảm, sa sút tinh thần, chán sống, dễ đi đến tự tử chỉ vì những nguyên nhân nhỏ không thực sự quan trọng,  không dễ bị bỏ cuộc khi chưa tận dụng hết mọi khả năng, dễ sống hoà hợp được với mọi người xung quanh, không cảm thấy cô độc (11 điểm)
  1. Không dễ bị rối loạn về phán đoán như hoang tưởng, tâm thần phân liệt; không tập trung được,  mất trí nhớ, bệnh tâm thần (13 điểm)
  • Về mặt tổng thể
  1. Sức khỏe lành mạnh và cơ thể phải có sức chịu đựng cao và cơ thể thường phải thích nghi với hầu hết moị hoàn cảnh thay đổi khác biệt.
  2. Tâm lý chịu đựng cao, dễ dàng chấp nhận nghịch cảnh hoặc những việc bất thuận ý với mức độ sâu rộng. Không thường có quan điểm cực đoan, cố chấp, độc tài, độc đoán. Thường có quan điểm cởi mở, không có ý tưởng một chiều, sẵn sàng xem xét chấp nhận quan điểm đối nghịch với mức độ thông cảm và hiểu biết  (52 điểm)

 

Các điều kiện để tạo lập quân bình cho cơ thể

  1. Ổn định tinh thần thường xuyên (toạ thiền, tĩnh tọa, cầu nguyện, trầm tư, tập trung tư tưởng…)
  2. Áp dụng thực dưỡng hàng ngày (nhịn đói, nhai kỹ, chỉ ăn thuần ngũ cốc lứt trong một thời gian nhất định, lựa chọn thực phẩm thích hợp, kiêng cử, thường dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau, không dùng một loại thực phẩm cá biệt trong một thời gian dài với số lượng nhiều)
  3. Vận động cơ thể đều đặn (tuỳ thuộc công việc , đi, đứng, nằm ngồi ngủ nghỉ cần cân phân)
  4. Luyện tập khí công (luyện khí điều tức, tập taichi, dịch cân kinh, quyền cước..)
  5. Sinh hoạt tình dục thích hợp đều độ (theo thể trạng cá nhân, theo sinh hoạt và cấm kỵ)
  6. Thuận theo môi trường sống (thời tiết, khí hậu nóng, lạnh, gió nhiều, ít, khô, ẩm….)
  7. Áp dụng mọi thứ nêu trên tuỳ thuận theo cơ địa cá nhân (thể trạng, phái tính, tuối tác, bịnh trạng, thời điểm, giai đoạn, phương thức xử dụng, điều kiện kinh tế..)

 

Một số thí dụ áp dụng thực dưỡng tiêu biểu

(không nhứt thiết phải áp dụng theo một cách máy móc )

Để tạo một chuyển biến mạnh khi tạo lập quân bình cho cơ thể bằng thực dưỡng, có thể thực hiện 7 bước như sau:

  1. Nhịn đói chỉ uống nước lọc duy nhất trong một thời gian ngắn nhất định (từ 1 tới 3 ngày tối đa) với điều kiện cơ thể không đang bị suy kiệt quá dài trước đó.
  2. Sau khi nhịn dùng súp từ loãng tới đặc rồi ăn cháo, từ từ chuyển sang ăn thuần ngũ cốc lứt với muối mè (nếu ăn mè phù hợp với cơ địa) trong một thời gian ngắn nhất định (từ 1 đến 10 ngày tối đa) với điều kiện cơ thể không bị phản ứng quá mức chịu đựng.
  3. Theo dõi số cân nặng và huyết áp
  4. Tạm thời kiêng cử những thực phẩm làm chậm quá trình tạo dựng môi trường quân bình cho cơ thể như sử dụng hoá chất chế biến trong thực phẩm, thực phẩm có dưọc tính không phù họp với bịnh trạng….
  5. Nhai thật kỹ khi ăn
  6. Sau khi ăn kiêng xong 10 ngày (ít hay nhiều hơn tùy cơ địa dựa theo số tụt cân và huyết áp ) thì có thể ăn thêm rau tươi, đậu hạt, khoai củ, cá , chút dầu,…với điều kiện biết lựa chọn thực phẩm thích hợp với bịnh trạng, cơ địa, môi trường sống, khí hậu, thời tiết…)
  7. Sinh hoạt tình dục phải thích hợp với cơ địa, thời điểm, không phạm cấm kỵ, theo đúng qui luật sinh lý ….
  8. Vận động cơ thể mỗi ngày cho ra mồ hôi để thúc đầy quá trình biến dưỡng, chuyển hoá và bài tiết trong cơ thể được thuận lợi và nhanh chóng như luyện tập khí công, điều tức luyện khí, toạ thiền, thể dục, tập thái cực quyền, dịch cân kinh, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội …….với điều kiện những môn này phải phù hợp với thể trạng cá nhân.

 

Riêng cho viêc sử dụng thức ăn :  các điều kiện đủ để lập lại quân bình cho một người làm việc văn phòng  và cho một người lạo động cật lực ngòai đồng ruộng có phần khác nhau, cho một người trẻ tuổi và người trọng tuổi, cho lúc bình thường và khi đau ốm, cho người có da thịt dư cân và người gầy ốm , như thế không thể dùng duy nhất một phương cách cố định nào để có thể cho tất cả lập lại quân bình .

Ngoài ra chúng ta còn phải biết tính năng, tính dược của từng loại thức phẩm .

 Ví dụ : * Khổ qua ( mướp đắng ) tạo môi trường tốt cho người bị bệnh tiểu đường dễ phục hồi nhưng không tốt cho người bệnh đau khớp. Do khổ qua, cà chua làm lạnh cơ thể mà bệnh thấp khớp bị lạnh là đau nhức kể cả lạnh do khí hậu .v.v …..

            * Linh chi, nấm có thể tốt cho người ăn thịt cá mà không tốt cho người ăn chay

            * Cũng vậy cơm gạo lứt ăn ròng với muối mè ( hoặc không muối mè ) hoặc với tương cổ truyền dễ đem lại quân bình nhất trong khi cơ thể còn chất dự trữ ( kể cả những chất dự trữ mà cơ thể không thể tổng hợp được như các loại axit amin… ), nếu kéo dài quá chỉ ăn gạo lứt + muối mè thì cơ thể rất dễ bị mất quân bình. (Xem DVD Thực dưỡng Liên hoàn)

Thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau, thể trạng khác nhau thì tât nhiên cách gia giảm thực phẩm, sinh hoạt cũng phải khác nhau .

Ví dụ : Một người phụ nữ vừa lấy chồng không thể ăn uống sinh hoạt giống như một thời gian mang thai sau đó để cùng có được một thể trạng quân bình. Thức ăn, sinh hoạt để tạo môi trường thuận lợi để cơ thể quân bình cho một người sống tại vùng nhiệt đối hoàn toàn khác với một người sống ở vùng Hàn đới, vùng Bắc Cực.

 

Những điểm quan trọng cần lưu ý khí áp dụng thực dưỡng để quân bình cơ thể

co the quan binh

 

  1. Khi cơ thể bị bệnh do mất quân bình, chúng ta cần thay đổi trong ăn uống đễ tạo môi trường thuận lợi cho cơ thể tái lập lại quân bình. Lúc này dùng gạo lứt muối mè (hoặc ít, hoặc không muối mè ) với tương cổ truyền ( tương đương với một lối nhịn đói ) trong một thời gian ngắn nhất định là cách dễ cho cơ thể lập lại quân bình nhất ( dễ thành công hơn chứ không phải cách duy nhất phải dùng trong mọi trường hợp ) .

Việc gì xãy ra nếu kéo dài cách ăn gạo ròng nói trên trong một thời gian quá dài:

– Ăn gạo ròng mà không có các thức rau củ, hoặc rau củ và  cá  trong thời gian quá dài thì cơ thể sẽ dễ  mất quân bình hoặc suy nhược,  sụt cân, huyết áp tụt, các cơ bắp và xương cốt bị thoái hoá có thể vượt ra khỏi vòng kiểm soát, rất khó phục hồi trở lại tình trạng lành mạnh.

– Sau một thời gian ăn thuần một, hai loại thực phẩm duy nhất như vậy, cơ thể sẽ không còn thích nghi tiêu hóa các loại thực phẩm khác nữa và hậu quả là chỉ cần ăn những thức khác lạ vào một ít là dễ bị phản ứng như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Tệ hại hơn cả là : trường hợp này nếu người bệnh trở lại ăn ngũ cốc ròng ( không rau củ hoặc rau củ và cá ) thì kết quả có thể tạm ổn, không tiêu chảy nữa;  nhưng vấn đề đáng ngại là càng ngày cơ thể càng tụt cân, suy nhược và các chức năng hoạt động chuyển hoá của cơ thể càng ngày càng kém hữu hiệu ( không tiêu hóa được các thức ăn khác ngoài trừ ngủ cốc !! )

Để sửa chữa: chúng ta uống chút nước súp rau củ nấu nhừ, rồi chút rau củ nấu nhừ, rồi rau củ cứ thế tăng dần lên; hoặc uống chút nước cốt súp cá + miso, rồi chút cá tăng dần lên thì cơ thể dần lấy lại khả năng tiêu hóa rau củ và cá.

Cũng như thế đó, khi chúng ta nhịn đói hoàn toàn không ăn gì cả, chỉ uống nước thì sau thời gian nhịn (phải có chuyên gia theo dõi ) chúng ta phài : uống nước cháo loãng, nước cháo đặc, rồi cháo loãng, cháo đặc, cơm nhão, cơm thì cơ thể lấy lại khả năng tiêu hóa dần thức ăn chứ nếu ăn cơm vào ngay thì bao tử và ruột sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

  1. Không một loại thực phẩm cá biệt nào có thể dùng lâu dài trong mọi trường hợp mà không kết hợp với những thực phẩm khác để tạo ra được kết quả thuận lợi cho sự quân bình trong cơ thể. Thí dụ như gạo lứt kết hợp với muối mè, hoặc kết hợp với rau tươi, đậu hạt, cá……

 

  1. Không một loại thực phẩm nào nếu cơ thể dùng thường xuyên đơn độc trong một thời gian dài mà lại không dễ tạo ra tình trạng mất quân bình.

 

  1. Không có một phương cách đơn thuần duy nhất nào có thể tạo lập được môi trường quân bình cho cơ thể dễ dàng được kể cả thực dưỡng nếu không có sự đóng góp của tinh thần ổn định, sự đóng góp của sinh hoạt cân phân, sự đóng góp của vận động cơ thể giúp quá trình hoạt động và chuyển hoá của các chức năng trong cơ thể được thuận lợi và nhanh chóng, ……

 

  1. Không có một khoa trị bịnh đơn thuần nào mà không cần sự kết hợp với các khoa trị bịnh khác để dễ có được một kết quả thuận lợi hơn. Thí dụ như trong trường hợp cấp cứu, bịnh cấp tính thì rất cần đến tây y, trong trường hợp đau nhức thì cần đến châm cứu, massage, ngoaị khoa, vật lý trị liệu….

 

  1. Không có một công thức thực dưỡng cố định nào để tái lập lại quân bình cho cơ thể có thể áp dụng cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc được. Ngay cả đối với từng cá nhân, công thức cố định cũng không thích hợp để áp dụng trong mọi lúc được. Thí dụ: khi bịnh đã bắt đầu hồi phục rồi thì cần phải có chế độ bồi dưỡng thêm rau củ, súp, cá, thực phẩm chức năng….

 

  1. Không có một loại thực phẩm đơn thuần duy nhất hoặc cá biệt nào có thể tạo lập được môi trường quân bình cho cơ thể được, kể cả ngũ cốc lứt, muối mè hay cá chép, bào ngư, vi cá, lô hội, hột chia, kiều mạch, đại mạch, nhân sâm, linh chi, tổ yến,…..vì bản thân những thứ này chỉ có một số công dụng nhất định trong một trường hợp nhất định mà thôi. Thí dụ: Khi cơ thể bị mất quân bình thái quá do lạm dụng quá nhiều thực phẩm trong một thời gian quá dài thì dùng gạo lứt ròng như là một hình thức nhịn đói có điều kiện để giúp cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi và tái lập lại quân bình do thái quá bất cập do dùng thực phẩm trước đó. Nhưng nếu cứ tiếp tục xử dụng gạo lứt ròng với muối mè thì lại làm cơ thể mất quân bình theo hình thức suy yếu đả nói ở điểm số 1 ở trên.

– Lương Y Trần Ngọc Tài –

[email protected]

Thẻ: