Nhờ hiểu sâu sắc cốt tủy của thực dưỡng, ông Lương Trùng Hưng rất điềm tĩnh khi bác sĩ bảo vợ ông bị ung thư giai đoạn cuối và khi nghe con gái báo tin: “Con đã bị cây kim đẫm máu HIV chích vào tay”. Và nhờ dày dạn kinh nghiệm, ông đã hướng dẫn con cháu ăn thực dưỡng hội nhập để vừa có sức khỏe vừa thành đạt.
Câu chuyện gia đình ông Lương Trùng Hưng
Vì chứng kiến người Úc và người da trắng định cư tại Úc ít bệnh tật nhờ có thói quen ăn sáng bằng yến mạch lứt hoặc bánh chế biến từ cám, ông Hưng ước ao có thật nhiều người Việt hiểu giá trị của thực dưỡng và ngũ cốc lứt. Ông đã sưu tầm sách của Ohsawa xuất bản tại Úc và gọi điện qua Mỹ nhờ bạn bè mua sách của 2 đại đệ tử người Mỹ của Tiên sinh để gửi về cho các nhà thực dưỡng tại quê nhà Việt Nam.
“Tui gởi sách về Việt Nam với mong muốn bà con mình khi đọc sách sẽ thấy người Úc người Mỹ ăn thực dưỡng thì sẽ hiểu giá trị của thực dưỡng như thế nào. Đọc được lý thuyết rồi, nếu bà con mình chưa áp dụng liền cũng không sao, miễn là đến khi bị bệnh nặng hoặc nan y mà áp dụng thực dưỡng chữa bệnh cũng tốt lắm.
Ví dụ như tui lúc còn trẻ mua bốn, năm cuốn sách thực dưỡng đem về đọc rồi bỏ quên trong tủ, đến khi bà xã mang thai bị đau dữ dội, bác sĩ bó tay tui mới lấy ra đọc và áp dụng”.
Ông Hưng nhận thấy tại Mỹ có rất nhiều sách mới về phương pháp thực dưỡng. “Vì bên Mỹ có 2 đại đệ tử của Tiên sinh Ohsawa đã không ngừng viết sách và thuyết pháp, quảng bá thực dưỡng nên phong trào thực dưỡng ở Mỹ và châu Âu mạnh lắm”, ông Hưng cho biết.
Trong giai đoạn này ông cũng phát hiện ra Ohsawa còn có nhiều đệ tử khác cũng rất giỏi. Lúc này kinh tế gia đình khấm khá hơn, mối quan hệ làm ăn nhiều hơn nên vợ chồng ông Hưng thỉnh thoảng ăn nhà hàng.
“Nếu trên bàn cá, thịt ê hề thì tui chọn cá để ăn rồi ăn rau xào, rau luộc hoặc hấp. Cá cũng có nhiều axit nhưng ít hơn thịt nên cứ ăn một miếng cá rồi ăn ba, bốn miếng rau thì môi trường trong bao tử cũng kiềm hóa được. Còn bà xã tui thì ăn có phần thỏa mái hơn”, ông Hưng chia sẻ.
Vợ ông Hưng ăn uống có phần sai lệch khoảng 3 năm thì gia đình ông chứng kiến một biến cố “ngoài sức tưởng tượng”: Vợ ông bị ung thư tử cung giai đoạn cuối. Ông hồi nhớ lại quá khứ: “Năm 1998, tui thấy bà xã đau lâm râm quanh vùng kín và sức lực cũng yếu dần.
Lúc đó tui rất chủ quan nghĩ rằng mặc dù có phần “phá giới” khá nhiều nhưng bà xã vẫn lấy gạo lứt làm thức ăn chính nên không sao đâu. Nghĩ vậy, vợ chồng tui tiếp tục bù đầu quản lý 5 cái tiệm ảnh lúc nào cũng đông khách. Đến 3 năm sau, bả đau dữ quá, tui mới đưa đi bệnh viện thì bác sĩ nói: Đã bị ung thư giai đoạn cuối, phải mổ cắt tử cung đồng thời xạ trị và hóa trị”.
Vốn am hiểu thực dưỡng nên ông Hưng đón nhận hung tin một cách rất điềm tĩnh và từ chối lời đề nghị của bác sĩ. “Khi tui đưa vợ về nhà thì bà nhạc tui gây áp lực với con gái rằng: Chồng con nó muốn con nhanh chết để nó cưới vợ bé nên mới không cho bác sĩ mổ.
Còn 3 người làm bác sĩ giỏi là em rể, em trai và người bạn rất thân của tui đã bỏ không biết bao nhiêu thời gian để thuyết phục tui đưa vợ tui đi xạ trị. Lúc đó tui đứng trước áp lực kinh khủng lắm nhưng cũng may mắn là bà xã theo tui. Tui còn nhớ như in lời bả nói rằng: Nếu em chết thì sẽ chết trong tay anh”.
Nhận thấy vợ tin tưởng giá trị của thực dưỡng và quyết tâm đi cùng chí hướng với chồng, ông Hưng giao hết việc kinh doanh cho người quản lý rồi mua một căn nhà bên bãi biển. Hằng ngày, vợ chồng ăn thực dưỡng chữa bệnh đúng cách mà không cần ăn “số 7”, kết hợp với trợ phương xoa nước gừng, đắp cao khoai sọ, đồng thời đi bộ chân trần trên cát, phơi nắng, tắm cát. Một năm sau, vợ ông đi xét nghiệm thì ung thư giai đoạn cuối đã “biến” lúc nào không hay.
“Trong họa có phước”, từ đó ông Hưng có được bài học kinh nghiệm rất đắt giá rằng: Bệnh tật không chừa một ai kể cả những người ăn thực dưỡng mà phá giới thường xuyên; có nghĩa là ngày nào ăn uống quân bình thì ngày đó không bệnh tật, khi nào ăn uống mất quân bình thì sẽ sinh bệnh. “Tui mong tất cả mọi người luôn nhớ điều này”, ông Hưng nhắc nhở.
Kể từ ngày vợ “từ cõi chết trở về” ông Hưng và gia đình không chỉ cố gắng ăn thực dưỡng đúng cách mà còn ước muốn tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật ăn uống Ohsawa. Ông bắt đầu dùng vốn tiếng Anh nói và viết lưu loát để giao du với các nhà thực dưỡng Úc và Mỹ, rồi cùng nhau tổ chức các “Trại hè thực dưỡng” kéo dài 1- 2 tuần để chia sẻ kinh nghiệm.
Tại “Trại hè thực dưỡng” năm 1992, ông đã gặp đại đệ tử của Ohsawa là ông Herman Aihara – người đã viết hàng trăm cuốn sách về thực dưỡng. Đến “Trại hè thực dưỡng năm 1993”, ông gặp đại đệ tử còn lại của Tiên sinh là ông Michio Kushi – người cũng đã viết hàng trăm đầu sách về thực dưỡng.
Tắm cát để giải chất cực độc của cá nóc
– PV: Vợ ông tắm cát như thế nào và với mục đích gì, thưa ông?
– Ông Lương Trùng Hưng: Tắm cát là mình đào một cái hố sao cho sóng biển không đánh tới, rồi nằm xuống và lấp lại càng dày càng tốt, chỉ chừa cái đầu để thở và một cánh tay để che dù cho khỏi nắng hoặc đọc sách. Tắm cát có công dụng hút nhiều chất rất độc kể cả ung thư thoát ra đường chân lông. Trong sách của ông Trần Ngọc Tài, tui có thấy viết về phương pháp này.
– PV: Tại sao chúng tôi không thấy phương pháp tắm cát trong sách Ohsawa?
– Ông Lương Trùng Hưng: Trong sách của Tiên sinh tui không thấy viết về phương pháp này. Tui chỉ thấy viết trong sách của đại đệ tử Herman Aihara, cho rằng tắm cát rất tốt. Ông Herman Aihara kể với tui rằng: Có một làng chài ở bên Nhật đặc biệt thích ăn cá nóc có chất cực độc đến độ nhà thương bó tay (ở VN đã có nhiều người chết ăn cá nóc- PV).
Thế nhưng vì họ có bí truyền giải độc nên vẫn ăn. Vì thế, 5-7 ngày là có người trúng độc thì người ta đem ra bờ biển đào cát rồi chôn đứng, để ló đầu. Sáng hôm sau thì người nhiễm độc khỏe mạnh như thường.
Nguồn: Bài phỏng vấn với báo Tiếp Thị & Gia Đình T6/2016
Thẻ:hội nhập, thực dưỡng
Leave a Comment