Hàng triệu người Việt Nam đang mang trong mình căn bệnh đái tháo đường. Đây là bệnh khó chữa nên nhiều người chọn cách sống chung với tiểu đường. Sự lựa chọn này vô cùng nguy hiểm. Không đầu hàng tiểu đường, nhiều bệnh nhân đã tìm đến với thực dưỡng và có được những kết quả vô cùng bất ngờ.
Có hai loại bệnh tiểu đường chính: tiểu đường phụ thuộc insulin và tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Tiểu đường phụ thuộc insulin
Theo khoa học hiện đại, bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là một bệnh mãn tính, do rối loạn chức năng chuyển hóa ở tụy. Tụy không còn sản sinh đủ insulin trong quá trình chuyển hóa tinh bột mỡ và chất đạm.
Bệnh có thể bắt đầu từ tuổi 30, cũng có thể xảy ra ở tuổi thiếu niên. Triệu chứng là mệt nhọc, khát nước, tiểu quá nhiều, có lẫn đường trong nước tiểu, ăn nhiều vẫn cảm thấy đói, giảm cân, mắt mờ dần.
Phương pháp điều trị thường gặp là tiêm insulin và ăn kiêng. Nhưng như thế chỉ kiểm soát được triệu chứng chứ không chữa khỏi bệnh từ gốc.
Theo quan niệm của thực dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường là ăn quá nhiều loại thức ăn tinh bột xát trắng trong thời gian dài và dùng quá nhiều chất béo.
Tinh bột xát trắng hoàn toàn khác với tinh bột thô như gạo lứt chưa qua chế biến. Gạo xát trắng không còn chất cám, mất gần hết vitamin, khoáng chất, chất xơ, làm rối loạn đường huyết và làm suy yếu tụy.
Ăn quá nhiều chất béo thì máu dư thừa chất béo, đường bị bao bọc bởi chất béo, không thể thấm qua màng tế bào và mạch máu để nuôi dưỡng cơ thể, kết quả là trong máu thịt thừa đường và trong tế bào thì lại thiếu đường.
Chữa bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin như sau: Cơm gạo lứt, có thể trộn với xích tiểu đậu (đậu đỏ), ăn với muối vừng, mỗi bát cơm ăn từ 1-2 muỗng muối vừng. Nhai thật nhỏ thành nước rồi mới nuốt.
Thức ăn phụ gồm rau củ xào khô, củ hành xào tương misô, súp tóc tiên, cá chép, cá cơm hầm, cá cơm kho, bí ngô, cà rốt, ngưu bàng, củ hành ta, củ cải khô muối, dưa cải chấm tương misô. Về uống thì có thể uống trà gạo lứt rang, trà 3 năm, trà phổ tai (rong biển).
Tạm thời, người bệnh nên tránh các thức ăn sau đây: Tránh tất cả thức ăn động vật, ngoại trừ cá chép, cá cơm, cá bống, tép riu; tránh ăn hải sản, các chế phẩm từ sữa, kem lạnh, các thức ăn và đồ uống có đường, các loại trái cây gia vị cay nóng, cà chua, khoai tây, các loại cà, dưa quả và nấm. Đặc biệt, người bị tiểu đường phải kiêng dấm, vì dấm sẽ làm bệnh nặng thêm.
Món cá nướng lò tốt cho người bị tiểu đường phụ thuộc insulin. Nguyên liệu gồm: 1kg cá chép hoặc cá quả, một thìa nhỏ nước cốt gừng, một thìa nhỏ muối biển.
Cách làm: Đốt nóng lò khoảng 1800. Rửa sạch cá, đánh bỏ vẩy, xẻ dọc hai rãnh chéo sâu hai bên sườn. Ướp toàn bộ cá với nước cốt gừng và muối biển. Dùng khăn giấy lau hết muối trên cá. Rắc phần muối còn lại vào một bên cá. Đặt cá vào lò nướng 60 phút, ăn nóng. Người bị tiểu đường không phụ thuộc insulin không ăn được món này.
Tiểu đường không phụ thuộc insulin
Sự khác biệt của tiểu đường dạng này là bệnh thường xuất hiện ở người có tuổi, người thừa cân. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo, thức ăn chiên xào.
Nếu chúng ta ăn nhiều gạo xát trắng thì chỉ cần ăn thêm hơi nhiều chất béo một chút là đã bị bệnh tiểu đường dạng này rồi. Việc đầu tiên là phải giảm cân, thay đổi cách sống, tập thể dục. Nếu kiểm soát được trọng lượng của cơ thể là bệnh đã giảm rồi.
Thức ăn chính để chữa bệnh là cơm gạo lứt, mì gạo lứt, nhai nhỏ thành nước rồi mới nuốt, nhớ dùng ít muối. Thức ăn phụ là súp cà rốt, ngưu bàng, nấu trong 35 phút, cháo xích tiểu đậu cộng phổ tai, bí đỏ, cá chép kho, súp cá chép. Nộm dưa chuột, mỗi tuần chỉ ăn một lần. Cà tím nấu với tương, mỗi tuần ăn một lần.
Chú ý ăn thêm củ cải trắng, bí đao, đậu phụ, uống trà gạo lứt, trà lá già. Thức ăn tạm thời người bệnh nên tránh là tất cả thực phẩm động vật, hải sản, chế phẩm từ sữa, kem lạnh, trứng, nước súp thịt, rượu, nước ngọt, thức ăn có đường, trà đen, cà phê, đặc biệt phải kiêng dấm.
Món xích tiểu đậu phổ tai cộng bí ngô rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh ở mắt, rối loạn tim, rối loạn tuần hoàn. Công thức làm món này như sau: nửa bát xích tiểu đậu, một miếng phổ tai 3cmx3cm, hai bát bí đỏ cắt hình con cờ, 1g muối biển, hai bát nước.
Ngâm đậu, bỏ những mảnh vụn. Rửa sạch đậu và phổ tai, ngâm vào hai bát nước trong 5 tiếng rồi đem nấu to lửa. Nước cạn bớt thì thêm vào một bát nữa, giảm lửa nấu tiếp trong một giờ, sau đó cho muối và bí đỏ vào, nấu cho đến khi bí mềm, ăn khi còn nóng vừa.
Bà Thùy Dương ở Hà Đông và ông Lê Xuân Đinh ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tự chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng thực dưỡng. Họ mua đĩa của lương y Trần Ngọc Tài về nghe và làm theo.
Loại đĩa này có bán khá nhiều tại các cửa hàng thực dưỡng. Để trực tiếp gặp lương y Trần Ngọc Tài là rất khó, chỉ nghe đĩa và làm theo hướng dẫn là đã khỏi bệnh.
Tiểu đường là bệnh thuộc hệ tiêu hóa nên dùng thực dưỡng chữa rất mau lành. Ông Lê Xuân Đinh chữa 49 ngày thì khỏi bệnh. Bà Thùy Dương chữa 60 ngày bệnh cũng tiêu tan.
Thực dưỡng không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một nghệ thuật sống lành mạnh, chẳng những đóng góp tích cực cho việc phòng chống bệnh mà còn thay đổi được nhân sinh quan và cách sống của người bệnh.
Khi nhân sinh quan thay đổi và niềm tin đủ mạnh sẽ thấy rõ rằng bệnh tật không chỉ gây ra đau khổ mà còn là một dấu hiệu cảnh báo tốt lành giúp cho con người thay đổi kịp lúc. Từ đó con người biết rằng, sự sống hòa hợp với thời khí. Mọi yếu tố nội tại và xung quanh như thần chí, sinh hoạt, dinh dưỡng, thời khí, bẩm sinh, môi trường sống, thể trạng,… đều ảnh hưởng đến sự duy trì và tái lập lại sức khỏe.
Thực dưỡng hiểu rõ được, giải quyết được và ứng dụng được trong thực tế đời sống hàng ngày, tận dụng được khả năng tối ưu sẵn có của con người để tự chữa lành bệnh. Những người bị bệnh tiểu đường nên mua ngay đĩa của lương y Trần Ngọc Tài để tham khảo và tự chữa bệnh.
Hai món ăn cho người bị tiểu đường không phụ thuộc insulin
Món dưa chuột ép: Nguyên liệu gồm: dưa chuột ba quả, muối biển 10g, ba muỗng canh nước cốt chanh.
Cách làm: Gọt vỏ dưa, bỏ đầu, cắt khúc 1,5cm. Trộn muối cho đều với dưa đã cắt khúc. Đem cắt dưa thành những lát mỏng, rắc muối lên trên dưa đã thái mỏng rồi trộn đều. Cho dưa lên lưới inox rồi lấy một mảnh inox sạch dùng vật nặng ép lên trên 20 phút cho nước dưa ra hết. Trộn dưa với nước chanh và ăn liền.
Món súp cá cơm và đậu: Nguyên liệu gồm: Một phần tư bát đậu nành, hai bát nước, một củ hành tây nhỏ, hai củ cải trắng nhỏ, một khúc ngưu bàng 20cm, một củ cà rốt, 3g muối biển, một thìa cà phê dầu vừng, 20g cá cơm khô, năm bát nước, một thìa canh nước tương.
Cách làm: Ngâm đậu nành qua đêm. Để đậu ráo nước rồi xay đậu nhuyễn với một chén nước. Xắt lát củ hành tây và củ cải vừa miếng ăn, thái mỏng ngưu bàng và cà rốt. Xào củ hành tây với dầu vừng và 1g muối biển cho tới khi hành đổi màu trong.
Nếu cần có thể thêm chút nước để hành không bị cháy. Cho cá cơm và ngưu bàng vào xào sơ vài phút. Thêm củ cải và cà rốt, xào thêm vài phút. Thêm nước, đậy nắp nồi và nấu trong 20 phút. Thêm đậu nành xay nhuyễn và phần muối còn lại vào nấu tiếp. Chú ý đừng để bị trào. Hầm thêm 15 phút rồi nêm nước tương cổ truyền vào và ăn nóng.
Nguồn: Phỏng vấn giữa lương y Trần Ngọc Tài và báo Tâm Sự Gia Đình
Leave a Comment