Nghệ Thuật Dưỡng Âm (P2)
Nối tiếp bài viết trước, bài viết này tiếp tục đi sâu vào cách Dưỡng Âm cho từng cơ quan chuyên biệt của cơ thể.
Giải thích khái niệm:
Thiếu Khí (Qi) tức là kém hoạt động. Khi chức năng của từng bộ phận, tạng phủ nào được giao mà hoạt động kém, tức là thiếu khí.
Thiếu Máu tức là thiếu chất ẩm trong cấu trúc. Thiếu máu thì cơ quan teo lại, khô đi là biểu hiện chính.
Thiếu (suy) Dương tức là vừa vừa kém hoạt động, vừa thiếu nhiệt. Nó nghiêm trọng hơn thiếu khí, vì còn bị thêm lạnh.
Thiếu (suy) Âm tức là vừa thiếu ẩm vừa suy thoái cấu trúc. 2 hiện tượng này tạo ra hư hỏa. Thiếu Âm nghiêm trọng hơn thiếu máu. Phân biệt Hư Hỏa và Thực Hỏa rất quan trọng, vì Hư Hỏa là tình trạng mà lý thuyết thực dưỡng không phát hiện và điều trị.
Thực Hỏa (true heat) là 1 tình trạng dư thừa, quá nhiều Dương/Năng lượng hỏa. Vd về Thực Hỏa là bị sốt.
Hư Hỏa (false heat) có thể trông như Thực Hỏa, nhưng là do thiếu Âm chứ không phải dư Dương. Tưởng tượng như hệ thống làm mát của xe, khi nó bị hỏng, xe chạy sẽ bị nóng. Đó là thiếu Âm. Triệu chứng thường gặp là khô miệng và cổ họng, da khô mắt khô, bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm ban đêm, mất ngủ, nóng sốt không liên tục mà là sốt cơn.
Hệ thống nội tạng trong cơ thể chia làm 2 “phe”: các “cơ quan âm” và “cơ quan dương”. Giải thích theo Đông Y, khác với Ohsawa:
Cơ quan Âm bao gồm: gan – liver, lá lách – spleen, phổi – lung, tim – heart, thận – kidney là những cơ quan quan trọng của cơ thể.
- Nơi sản xuất và lưu trữ khí, huyết, “chất lỏng” của cơ thể.
- Hoạt động liên tục không ngừng nghỉ.
- Mang vai trò quan trọng vì ta không thể sống nếu thiếu các cơ quan này.
- Được bảo vệ bởi khung xương cơ thể.
Phe còn lại là các cơ quan Dương bao gồm: túi mật – gall bladder, ruột non – small intestine, dạ dày – stomach, ruột già – large intestine, bàng quang – urinary bladder. Những cơ quan này có đặc điểm:
- Tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn, truyền và thải chất cặn bã.
- Hoạt động không liên tục.
- Con người vẫn có thể sống khi một trong những cơ quan này “gỡ” ra.
- Được bảo vệ bởi cơ bắp thay vì khung xương.
1. Gan – Tướng Quân của cơ thể
Chức năng: lưu trữ máu; điều tiết năng lượng, khí huyết ; tạo mô gân/dây chằng, nuôi dưỡng mắt và duy trì, điều hòa kinh nguyệt.
Chi phối bởi cảm xúc (tiêu cực) do tiêu thụ: thức ăn cay nóng; thức uống có cồn (rượu); thức ăn nhiều dầu mỡ; hay thức khuya; hoạt động điều tiết mắt nhiều như đọc sách quá nhiều, xem TV, và nhìn nhiều vào màn hình điện tử (TV, điện thoại, màn hình máy tính…) đặc biệt là vào buổi tối. Dần dần sẽ gây mất máu. Ảnh hưởng đến quá trình sinh nở ở phụ nữ mang thai và dễ chấn thương.
Thiếu máu ở gan – sẽ làm dây chằng yếu do bị khô, gây khô mắt, thị lực kém, rối loạn kinh nguyệt với chu kì dài hơn.
Khi gan bị suy âm – tình trạng mô tế bào bị phá vỡ và gan dễ bị nóng ; làm mắt khô và sưng tấy.
Ngưng trệ khí huyết ở gan – sẽ cảm giác đau hoặc khó chịu dọc theo hai bên cơ thể, dễ trầm cảm, tâm trạng thất thường, thở dài, nấc cục, cảm giác thất vọng, tức giận vô cớ, có cảm giác nghẹn họng. Hay có cảm giác bị ức chế.
Chu kỳ kinh nguyệt – sẽ ít hơn 28 ngày là do thiếu khí, hoặc máu huyết dễ bị nóng hơn bình thường; chu kỳ nhiều hơn 28 ngày là do thiếu máu, lưu thông máu bị đình trệ, hoặc thiếu hụt Dương (lạnh); Chu kỳ kinh nguyệt không đều là do sự trì trệ của khí huyết tại gan, thiếu máu ở lá lách.
Nuôi dưỡng và phục hồi gan:
- Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất diệp lục như rau xanh lá cùng với giá đỗ, dưa leo, đậu phụ, kê, rong biển, cải xoong, hạt lanh, cây lưu ly, nho Hy Lạp, dầu hoa anh thảo, gan động vật, nho đen, quả mâm xôi… rất tốt để dưỡng gan.
- Vị chua từ mơ muối ( hay từ nước mơ muối ngâm lâu năm), chanh; giúp giữ nước, chất lỏng, giúp lưu thông khí huyết tốt hơn- điều này sẽ giúp giữ được các dưỡng chất âm.
- Nên giải quyết các cảm xúc bị ức chế, thất vọng, và từ từ học cách thích nghi, thay đổi.
- Khiêu vũ, tập yoga, làm vườn (giúp gan tràn đầy năng lượng).
- Các bài tập giúp cơ thể dẻo dai như đáng gôn, cơ thể xoay xoắn, kết hợp cảnh quan thiên nhiên có cây cành lá nhấp nhô, giúp cơ thể được giải phóng về năng lượng và tinh thần.
- Vươn mắt nhìn vào đường chân trời, đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên để có được tầm nhìn bao quát lớn; tập thở; kích thích tư duy sáng tạo; nghỉ ngơi hợp lý; khi ăn cần nhai kỹ; thiết lập những nguyên tắc sống cho bản thân.
- Đi ngủ trước 23h (bắt đầu thời gian hoạt động của gan / túi mật trong ngày) để bạn có thể ngủ sâu khoản thời gian gan (từ 1 giờ đến 3 giờ sáng). Đây là khi gan lưu trữ máu, giúp giữ các dưỡng chất âm.
2. Tì – “Mẹ Trái Đất” của cơ thể
Chức năng giống như mẹ trái đất, không lưu trữ quá nhiều; giúp biến đổi và vận chuyển thực phẩm, thông tin và kinh nghiệm; kiểm soát tiêu hóa; chỉ đạo các chi và phần cơ thịt; và ngăn ngừa sự sụp đổ; nâng giữ và duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc cơ thể; điều khiển sự tập trung, trí nhớ, và cảm giác lo lắng của cơ thể.
Tì (Lá lách) chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, quá hạn sử dụng, ăn quá nhiều, ăn thức ăn lạnh hay từ nguyên liệu thô. Suy nghĩ thái quá (lo lắng), quá nhiều thực phẩm ngọt cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lá lách.
Thiếu khí huyết ở tì: gây thiếu hụt chất lỏng, dịch nhầy ở cơ thể. Làm sưng tấy cấu trúc các cơ quan (tử cung, cơ sàn chậu, Bàn chân phẳng – falling arches, bàn chân không có hõm như bình thường), tiêu chảy, chán ăn, các cơ quan không thực hiện đúng chức năng, tạo ra chất nhầy / đờm, không minh mẫn và có trực giác tốt khi ra quyết định.
Lá lách thường thiếu dương do bị thiếu khí huyết trong lá lách và thiếu máu.
Hỗ trợ phục hồi lá lách
- Tự “làm mẹ” cho chính mình thật tốt. Quan tâm bản thân nhiều hơn, chăm sóc tốt bản thân thì mới có thể chăm sóc và chia sẻ với thế giới tốt.
- Nuôi dưỡng và dành thời gian cho các mối quan hệ tốt đẹp “ngọt ngào” của bản thân để bạn không đắm chìm vào mớ đồ ngọt không tốt cho cơ thể, thứ giúp bạn bù đắp khao khát tự nhiên về nhu cầu cần “ngọt” bên trong.
- Thích nghi với sự thay đổi – về thể chất, tình cảm, tinh thần, tâm linh cho đến niềm tin.
- Thường xuyên nghỉ ngơi, nhất là đối với công việc “xài não” nhiều và hay tiếp xúc thường xuyên với màn hình máy tính / thiết bị điện tử.
- Ăn những thứ dễ tiêu hóa mà món ngon như súp, món hầm, cháo, thịt nướng, các loại đậu nướng; Nên ăn bí đỏ, khoai lang, cà rốt, củ cải vàng, bí ngô, đậu gà, hành tây, hành lá, tỏi tây, gừng (loại sấy khô giúp tiêu hóa tốt hơn), quế, tỏi, nhục đậu khấu, bơ ghee.
- Nên tạo không gian, môi trường ăn uống ổn định; sự tiêu hóa xảy ra tốt nhất khi cơ thể / tâm trí ở chế độ giao cảm ( parasympathetic mode- nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và các tuyến bên trong cơ thể, những hoạt đồng này diễn ra một cách vô thức. Hệ giao cảm riêng biệt có nhiệm vụ cho sự kích thích của các hoạt động xảy ra khi cơ thể nghỉ ngơi kể cả kích thích tình dục, tiết nước bọt, lệ, tiêu tiểu, tiêu hóa.)
- Tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu, nhiều hạt, thức ăn chiên, sữa, đường, bất cứ thứ gì gây khó tiêu hóa, đừng ăn quá nhiều hay ăn muộn vào ban đêm.
3. Phổi – Cơ quan trông nom
Phổi có vai trò kiểm soát điều tiết da, các lỗ chân lông và tóc của cơ thể; cơ quan trung gian giữa môi trường bên trong và bên ngoài thông qua hơi thở và làn da; bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh bên ngoài; kiểm soát hô hấp; kiểm soát mũi và xoang. Phổi là phương tiện chủ yếu để củng cố năng lượng khí lưu và huyết – “Master of Qi” – pha trộn không khí với năng lượng khí huyết (Qi) từ Tì để tạo ra máu.
Phổi chịu ảnh hưởng to lớn từ không khí bẩn, bụi, ô nhiễm, mầm bệnh từ bên ngoài, thói quen thở nông, nói chuyện quá nhiều, căng thẳng, hút thuốc lá, tâm trạng buồn bã. Phổi yếu đi do nằm quá nhiều, còn do sự tiếp xúc của da với môi trường quá nhiều hay quá ít .
Thiếu Khí ở phổi – dẫn đến hụt hơi, phải thở bằng miệng, nói không ra hơi, dễ bị cảm lạnh, nhịp tim yếu, mệt mỏi, bị dị ứng, hen suyễn (trông có vẻ ổn, nhưng trên thực tế không hoạt động), thận không tham gia giúp cân bằng khí huyết ở phổi.
Thiếu Âm ở phổi – cấu trúc: kích ứng, khô, ho khan, khí phế thũng.
Tích đờm – nguyên nhân sâu xa từ sự suy yếu ở Tì gây đờm tích tụ trong phổi.
Cách phục hồi Phổi
- Nghỉ ngơi đủ đúng, giữ giọng, tư thế đi đứng ngồi đúng, tập thở sâu, hạn chế “thở dài ngao ngán”.
- Ăn hành tây, tỏi, củ cải, gừng, horseradish (gia vị họ cải có mùi hăng và cay), bắp cải, cải trắng, rong biển như kombu và wakame, hạt lanh, thực phẩm giàu beta carotene( được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A rất cần thiết cho mắt và da, giúp bảo vệ chất nhầy và màng trên niêm mạc), cà rốt, bí đông, bí ngô, bông cải xanh, rau mùi tây, cải xoăn, cải bẹ xanh (chứa nhiều diệp lục giúp thải bớt dư lượng hóa chất), ngũ cốc nguyên hạt và rau.
- Giảm hoặc ngưng uống sữa; thay thế bằng các sản phẩm từ sữa dê kết hợp với quế nếu muốn.
- Ăn lê và táo nướng (thêm một ít quế).
- Không nên đắm chìm trong một cảm xúc nào đó quá lâu, nhất là các cảm xúc tiêu cực (cảm giác đau đớn tột độ); tìm cách phục hồi vết thương lòng; biết cách vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, hay một mối quan hệ cá nhân nào đó.
- Tập các cử chỉ hành động thành mô thức đem lại cảm giác thỏa mãn và tích cực.
4. Tim – “Vị Hoàng Đế”
Vai trò – tuần hoàn máu; nơi chứa đựng shen (shen là năng lực của tâm trí để tạo thành ý tưởng và là mong muốn bên trong để tồn tại. Khi shen yếu, mắt sẽ không còn rõ ràng nữa và có thể suy nghĩ / lời nói sẽ bị lộn xộn); Tim là nơi cho đi, đón nhận và lưu giữ những tình cảm, cảm xúc; kiểm soát và chi phối màu da thông qua cảm xúc.
Bị ảnh hưởng bởi cảm xúc – cảm xúc tích cực (thể hiện rõ nét ngay ra ngoài), đặc biệt là niềm vui và sự nhiệt tình, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch; những cảm xúc tiêu cực (hậu quả từ những việc sai trái, sự thờ ơ, sự thái quá, sự lạm dụng). Những suy nghĩ không vui, hay những cảm xúc vui mừng tột độ, phấn khích quá mức cũng dễ gây suy tim. Những biểu hiện, tác động từ cảm xúc thường không ảnh hưởng trực tiếp đến tim , các cơ quan khác có bất kỳ tình trạng gì, đều ảnh hưởng đến tim; mọi triệu chứng của tim đều tác động đến nhịp tim; tim có thể gặp phải tất cả các tình trạng.
Tim thiếu khí – (yếu, nhịp tim chậm) yếu tuần hoàn, chậm hoặc yếu trong cơ thể/mệt mỏi, ngu si đần độn (shen deficiency).
Thiếu máu ở tim – suy nhược tâm trí, mất ngủ, trí nhớ kém.
Tim thiếu Âm – căng thẳng tinh thần tột độ, kiệt sức, cười quá nhiều hoặc không cười, không thể biểu hiện cảm xúc.
Tim thiếu Dương – hệ tuần hoàn yếu kém và lạnh, vẻ mặt nhợt nhạt, dễ bị trầm cảm.
Phục hồi chức năng tim: bằng cách tạo sự cân bằng cho các cơ quan khác.
- Nên tự tạo những lời nói tích cực để có trái tim khỏe mạnh, cần quyết đoán trong suy nghĩ.
- Tập thói quen cầu nguyện, thiền/suy ngẫm, ca hát văn nghệ hoặc tụng kinh, nói ra tiếng, kết nối với cảm xúc bên trong của chính mình, một cách nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Ăn các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, và lúa mì nguyên chất; vị đắng nhẹ từ trong ô liu và các loại rau lá xanh; nấm, đặc biệt là linh chi.
- Ăn thực phẩm giàu silic như lúa mạch, yến mạch, dưa chuột, cần tây, rau diếp.
- Ăn trái cây như dâu tằm, chanh, quả ngũ vị tử, làm dịu nhẹ tâm trí.
- Dùng thì là, húng quế, hoa cúc la mã, hoa tầm xuân.
- Sử dụng sữa dê và bơ ghee nếu muốn.
5. Thận – “Trạm Điện” của cơ thể
Có vai trò lọc/tái hấp thụ/loại bỏ chất điện giải, glucose, protein, chất lỏng (nước tiểu); chức năng tiết niệu; giúp tăng trưởng và phát triển hệ thống xương khớp, thính giác, kiểm soát sự mọc tóc; là cơ quan bị ảnh hưởng bởi cảm xúc sợ hãi, không an toàn; thận cung cấp cả năng lượng âm và dương.
Bị chi phối bởi: sự làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá mức (xuất tinh thường xuyên ở nam giới, quan hệ lúc mang thai ở nữ); bị suy yếu chức năng từ bệnh ở cơ quan khác vì thận sử dụng nguồn dự trữ để chống lại các nguy hại ảnh hưởng sức khoẻ. Thận hoạt động một thời gian dài kéo dài.
Thiếu Khí ở thận – đau lưng hoặc đầu gối, mệt mỏi, không ham muốn tình dục, khó cầm nắm, tiểu són, đi tiểu thường xuyên, rò tinh trùng.
Thiếu Dương ở thận – do suy yếu khí huyết và lạnh ở thận.
Thiếu Âm ở thận – nóng, bồn chồn, khô, không thể ngủ; lão hóa và thoái hoá cơ thể nhanh hơn; cơ thể khô và thiếu nước, đau lưng trong thời kì mãn kinh ở nữ.
Cách phục hồi thận:
- Điều chỉnh lượng muối tiêu thụ vào cơ thể và sử dụng muối biển thay vì muối i-ốt. Nêm muối vào lúc nấu thức ăn, không ăn muối sống, lượng muối tiêu thụ khó hiểm soát và ăn nhiều hơn bình thường. Mỗi người có khẩu vị mặn khác nhau. tin vào vị giác của bản thân và điều chỉnh thích hợp.
- Tránh ăn vặt quá nhiều như những món khô, cứng, giòn (mặn) như khoai tây chiên, bánh quy giòn, bỏng ngô, và bánh mì. (Dạ dày phải vất vả nghiền nát tất cả thức ăn khó tiêu này)
- Đi bộ – đặc biệt là đi bộ ngoài môi trường có không khí tốt và đi lên dốc, đi bộ chân đất vào buổi sáng sớm.
- Hít thở không khí trong lành.
- Làm việc gì đó mồ hôi như công việc dụng sức (làm vườn / dọn nhà cửa), tập thể dục aerobic, hoặc xông hơi.
- Hãy tắm nóng với muối hoặc các khoáng chất.
- Tập luyện các bài tập xoay, giúp cơ thể dẻo dai cơ thể như Pilates, yoga, thái cực quyền, khí công
- Massage huyệt đạo trên bàn chân.
- Nghỉ ngơi / ngủ trưa.
- Tránh cà phê và đường tinh luyện.
- Áp gạc gừng nóng (ginger compress) vào phía dưới lưng( phần gần thận).
- Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn, bao gồm việc đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và sử dụng dầu dừa để vệ sinh(súc ½ thìa dầu dừa tự nhiên trong miệng 15 phút mỗi buổi sáng), khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra răng.
Chế độ ăn uống để tăng cường thận khỏe:
- Dưỡng âm cho thận: ăn xích tiểu đậu, kê, lúa mạch, đậu phụ, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ/xích tiểu đậu, sắn dây, dưa hấu, mầm lúa mì, rong biển. Một lượng nhỏ trứng, thịt heo, phô mai (dê).
- Tránh cà phê, thuốc lá, rượu.
- Dưỡng dương cho thận: hầm súp xương (chicken bone stock – nước cốt gà), quế, óc chó, gia vị hành, gừng, đinh hương, thì là, tiêu đen. Tránh để đông thực phẩm sống, hay bỏ quá nhiều muối.
- Điều hòa khí huyết cho thận – ăn lúa mạch, gạo nếp lứt, hạt lúa mì.
Bob Ligon
“Nourising the Yin”, Macrobiotics Revisited: A Review of Macrobiotic Theory and Practice (2017). Lược dịch: Hoàng Anh