Sau hơn 1 năm phát hiện bệnh ung thư lưỡi và khoảng 6 tháng ăn thực dưỡng, chị Giang đã thấy khỏe hơn rất nhiều. Chị tin rằng nếu kiên trì ăn thực dưỡng lâu năm và đúng cách kết hợp với ngồi thiền sẽ thoát khỏi căn bệnh ung thư lưỡi.

Khi nữ trí thức trẻ đẹp suýt phải cắt lưỡi

Chị Nguyễn Xuân Giang sinh năm 1986 tại Sài Gòn, thông minh, học giỏi từ lúc còn nhỏ. Tốt nghiệp trường Đại học Tài chính, chị đi làm 4 năm rồi tiếp tục học thạc sĩ Tài chính Vương quốc Anh.

Năm 2011, chị nhận bằng thạc sĩ, tiếp tục đi làm việc tại ngân hàng 2 năm thì cơ thể chị có biểu hiện lạ: cổ phình to, sụt cân nhanh, không ngủ được, tim đập nhanh. Chị liền đi khám, bác sĩ bảo chị đau tuyến giáp.

Hơn một năm uống thuốc Tây nhưng bệnh tình không thuyên giảm, chị Giang lại đi bệnh viện xét nghiệm. Bác sĩ quyết định sinh thiết bằng cách cắt một chút lưỡi đem đi xét nghiệm. Kết quả là chị bị ung thư giai đoạn 2 – phải cắt nửa lưỡi.

“Lúc đó tôi nghĩ cuộc đời như thế là chấm dứt với mình. Con người mà cắt hết nửa lưỡi thì làm sao mà ăn nói. Ăn không xong, nói không được thì sống không bằng chết. Mà như thế thì uổng phí lắm vì tôi chỉ mới cầm tấm bằng thạc sĩ chứ chưa kịp giúp ích gì cho gia đình, cống hiến gì cho xã hội”, chị Giang tâm sự.

Giang tìm cách “hoãn binh” với bác sĩ rồi xin về nhà. Sau khi bác sĩ lấy mẩu lưỡi để xét nghiệm, chị ăn uống rất khó khăn và đau đớn. “Chỉ ăn nước cháo thôi cũng đau lắm rồi. Nói chuyện cũng đau và phát âm nghe không rõ”, chị Giang cho biết.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn: Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng hốc miệng. Nguyên nhân ung thư lưỡi là do hút thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin…

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có các triệu chứng: có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng triệu chứng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc vết loét nhỏ, một số người có hạch cổ. Vì giai đoạn này bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên bệnh nhân rất dễ xem nhẹ, bỏ qua.

Khi bệnh đã tiến triển, người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, đôi khi đau lan lên tai; có thể tăng tiết nước bọt, sốt do nhiễm trùng, hơi thở hôi do bướu hoại tử, nhổ ra nước bọt lẫn máu, ăn không được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.

Tổn thương lưỡi thường ở dạng sùi, loét hoặc thâm nhiễm cứng, được tạo thành từ một vết loét nham nhở không đều ở đáy có mủ máu, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét, mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ nhỏ mà khi ấn vào sẽ làm rỉ ra một chất trắng – sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.

90% bệnh nhân ung thư lưỡi đi khám bệnh ở giai đoạn muộn, do đó phương pháp điều trị buộc phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi tùy theo kích thước và vị trí khối u. Nguyên nhân bệnh nhân phát hiện bệnh muộn là do các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi không rõ ràng nên thường dễ lầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường. Người bị ung thư lưỡi giai đoạn cuối, nếu được chữa trị thì có thể sống khoảng 6 tháng.

Kỳ công “đuổi” thần chết

Nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài chia sẻ về phương pháp thực dưỡng

Sau vài ngày suy sụp tinh thần chị Giang lấy lại bình tĩnh, lên mạng internet để tìm thông tin về bệnh ung thư và cách điều trị. Chị nhận thấy một số người đã khỏi ung thư nhờ phương pháp thiền có tên Trường sinh học Dưỡng sinh nên quyết định “tầm sư học đạo”. Cuối cùng chị cũng tìm được lớp thiền Trường sinh học Dưỡng sinh tại số 19 Võ Văn Tần, quận 3, Sài Gòn, do giảng viên Lê Vũ Hoàng phụ trách.

Chỉ sau 1 tuần ngồi thiền lúc rảnh rỗi, chị cảm thấy tinh thần đỡ hoảng loạn hơn. Đến hết tuần thứ 2, chị cảm nhận rõ rệt nguồn năng lượng đi vào chỗ bệnh nên càng tin tưởng vào phương pháp này. Chị đam mê thiền nhiều hơn nên cảm thấy đau đớn, mệt nhọc thuyên giảm nhiều.

Trong lúc tinh thần đang chuyển biến tốt, chị Giang được người anh họ nhờ mua đồ ăn thực dưỡng. Chị liền lên mạng internet tìm hiểu thì nhận thấy nhiều người khỏi bệnh ung thư, nan y… nhờ ăn thực dưỡng. Và chị cũng cảm thấy, trong số các phương pháp thực dưỡng có trên internet thì “hợp lí” nhất là phương phương pháp của nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài. Thế là chị Giang quyết định đến gặp nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài.

Sau khi khám cho người bệnh, ông Tài hướng dẫn chị ăn thực dưỡng đúng cách. Mới đầu, vì cái lưỡi ung thư đầy những vết lở nhỏ gây đau đớn nên chị ăn cháo lứt với nước tương thực dưỡng tamari và miso, đồng thời dùng 1 viên thuốc Age Reviver Phục Hồi Sinh Lực.

Ngày đầu ăn cháo gạo lứt cũng là ngày chị áp dụng trợ phương đắp cao khoai sọ trên cổ và gò má vào ban đêm. Chị hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, mỗi khi tắm rửa, chị xối nước ướt hết người rồi xoa cám gạo lên thay cho xà bông, đánh răng thì dùng bột đenti thay cho kem đánh răng.

Chỉ 1 tuần ăn thực dưỡng và dùng mỗi ngày một viên Age Reviver Phục Hồi Sinh Lực, kết hợp với dùng các trợ phương nghiêm ngặt – đồng thời ngồi thiền, chị Giang cảm thấy mệt mỏi, đau đớn giảm rõ rệt. Lúc này chị “tập” ăn cơm lứt. Để đủ chất cho cơ thể, chị thường nấu gạo lứt với xích tiểu đậu hoặc hạt kê lứt, đôi khi là hạt sen lứt.

“Hỗn hợp” cơm – đậu lứt này chị thường ăn với nước tương thực dưỡng tekka, natto, miso, tamari. Còn thức ăn phụ trong mỗi bữa ăn của chị thường là một loại rau khác nhau.

>>TẢI VỀ XEM TÀI LIỆU THỰC DƯỠNG HIỆN ĐẠI  <<

Chị cho biết các loại rau mà ông Tài khuyên dùng “luân phiên” là: xà lách son, tần ô, rau má, rau cần tây, rau đắng, diếp cá quắn, bí đỏ, bí chanh, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, cải bó xôi, cà rốt, củ cải trắng, su hào, củ sen, ngưu báng, sắn dây, rau bồ ngót, củ hành ta, củ hành tây, hẹ, ngò rí…

Thức uống của chị là trà “bình minh” – một hỗn hợp gồm có nước trà bancha (hái từ cây chè cổ thụ trồng ở độ cao hơn 1.000m, ở miền Tây Bắc Việt Nam), mơ muối lâu năm, gừng, và nước tương tamari.

Thực hiện nghiêm ngặt tất cả “bí quyết” của phương pháp thực dưỡng được một tháng thì chị Giang nhận thấy đờm nhớt ra nhiều, mệt bất thường – đến độ chị phải xin nghỉ làm 1 tuần. Chị liền gọi điện cho ông Tài thì được giải thích “mệt là do cơ thể thải độc”.

Chỉ mấy ngày sau, chị thấy khỏe hơn nhiều, đi tiểu ít hơn và phân đi cầu nổi đúng như trong sách thực dưỡng đã viết. Ông Tài nói: “Cơ thể biểu hiện như thế là đã quân bình rồi, hãy mừng chứ đừng lo”. Lúc này, chị cũng cảm thấy không chỉ hết đau mà lưỡi của chị đầy đặn trở lại.

Chị Giang ăn dưỡng sinh khoảng 2 tháng thì cơ thể khỏe mạnh hơn nhiều. Lúc này chị ăn lượng rau nhiều hơn đồng thời dùng thêm nhiều “bí quyết” trong thực dưỡng để tăng cân. Một trong những bí quyết đó là thỉnh thoảng ăn ít cá cơm (ăn nguyên con mới quân bình âm dương). Đúng như mong muốn, chị dần dần tăng cân và “phục hồi” nét xinh đẹp vốn có như trước khi bị ung thư.

Rồi chị đi tắm cát (một trong những trợ phương thải độc rất tốt) ở Phan Thiết và Vũng Tàu.

Sau hơn một năm phát hiện bệnh ung thư lưỡi và khoảng 6 tháng ăn thực dưỡng, chị Giang đã thấy khỏe hơn rất nhiều. Chị tin rằng nếu kiên trì ăn thực dưỡng lâu năm và đúng cách kết hợp với ngồi thiền sẽ thoát khỏi căn bệnh ung thư lưỡi. Hiện nay chị muốn “ăn ra” (thêm trái cây) để nhanh cải thiện vóc dáng vốn ốm vì bệnh ung thư và một thời gian ăn uống nghiêm ngặt.

Nhận định của Nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài

PV: Thưa ông, có phải chỉ mỗi phương pháp thực dưỡng giúp chị Giang vượt qua giai đoạn hiểm nghèo?

– Nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài: Bệnh tình chị Giang thuyên giảm khá thần kỳ là do nhiều yếu tố: trình độ tiếp thu kiến thức thực dưỡng rất cao, thực hiện đúng nghệ thuật dưỡng sinh, bền chí thực hiện nhiều phương pháp trợ phương (như đắp cao khoai sọ (xem câu 33 trong sách “33 câu hỏi thực dưỡng”), tắm cát, dùng cám thay xà phòng, dùng bột dentie thay kem đánh trăng…), và kiên trì thực hành thiền Trường sinh học Dưỡng sinh.

Điều này chứng tỏ rằng, chỉ áp dụng thực dưỡng không thôi thì khó lành bệnh lắm, mà phải nhờ trợ phương, thiền, phơi nắng, tập thể dục…

– Theo ông, những người ung thư lưỡi thì ăn thực dưỡng như thế nào và dùng trợ phương ra sao?

– Lúc đầu dùng ngũ cốc ròng (gạo lứt) với tương cổ truyền (không có rau củ và thịt cá), thời gian ăn tùy giai đoạn bệnh tật, thể trạng, cân nặng, huyết áp. Trung bình thời gian này từ 3 đến 10 ngày lần đầu. Khi thấy có chiều hướng xuống cân nặng hoặc huyết áp xuống thấp thì ăn thêm súp rau củ (chọn lựa) đủ loại, súp cá chép miso hoặc súp rau củ + cá con, con hàu, Ransho (trứng tương).

Khi thấy số cân không tụt nữa thì ăn trở lại cơm lứt với Tekka, Natto, Tamari (cơm gạo lứt không có rau củ, không cá), thời gian ăn ròng gạo lứt lần này kéo dài hơn lần thứ nhất và tiếp tục căn cứ vào trọng lượng cơ thể và huyết áp như lần nhất. Cứ như thế mà tiếp tục ăn xen kẽ. Trong thời gian này, tạm thời ngưng ăn uống một số thức ăn bất lợi cho sự tái lập quân bình của cơ thể.

Tên nhân vật được đã được thay đổi.

Nguồn: Bài phỏng vấn của bác Tài với Tâm Sự Gia Đình

Thẻ: