Nhờ hiểu sâu sắc cốt tủy của thực dưỡng, ông Lương Trùng Hưng rất điềm tĩnh khi bác sĩ bảo vợ ông bị ung thư giai đoạn cuối và khi nghe con gái báo tin: “Con đã bị cây kim đẫm máu HIV chích vào tay”. Và nhờ dày dạn kinh nghiệm, ông đã hướng dẫn con cháu ăn thực dưỡng hội nhập để vừa có sức khỏe vừa thành đạt.

Sơ đồ ăn uống theo Thực dưỡng

“Si-đa sợ thực dưỡng cho dòng máu kiềm”

Những năm đầu ở Úc, 4 người con của ông Hưng đều ăn thực dưỡng khá quy củ như vợ chồng ông. Tuy nhiên, dần dần thấy ba làm ăn khấm khá thì các con ông “phá giới”. Và đến khi 4 con ông đã lớn khôn thường đi dự tiệc thì càng ăn rộng rãi hơn nhưng mỗi khi ở nhà đều lấy cơm lứt làm thức ăn chính.

Xắp nhỏ ăn như thế, mặc dù tui không thích lắm, nhưng nghĩ lại cũng quý lắm rồi, nó không ăn gạo trắng nên đỡ bịnh 50- 60% rồi, chứ làm sao mình bắt nó ăn giống người lớn được. Miễn sao khi có bịnh thì phải biết ăn đúng phương pháp. Mình bắt nó cách ly với đời quá thì phương pháp thực dưỡng sẽ không lan truyền rộng rãi được và khó thành đạt được”, ông Hưng phân trần.

Lần lượt 4 người con của ông Hưng đều “vinh quy bái tổ”: Con trai đầu trở thành dược sĩ, con gái thứ 2 trở thành bác sĩ, người con trai thứ 3 là kỹ sư điện; đặc biệt, bào thai suýt bị loại bỏ ngày nào khi 18 tuổi đã to, cao, đẹp trai nhất nhà và rất giỏi giang nên đã “tậu” được nhà riêng rồi trở thành doanh nhân thành đạt…

Riêng người con gái đã khiến ông Hưng thêm một lần nữa nhận thấy điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng của thực dưỡng. “Năm 1996, con gái tui mới ra trường đi làm việc mỗi ca 24 giờ. Đến cuối ca, nó đi lấy máu một bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối để đi xét nghiệm. Có lẽ vì mệt quá nên tay nó run cộng với việc người bị nhiễm cũng run tay vì yếu quá nên cây kim dính đầy máu sida đã đâm vào tay con gái tui.

Nó khóc suốt tuần và nói với tui đời con tàn rồi ba ơi! Con ước ao học bác sĩ để cứu người nhưng mới ra trường mà con phải chết. Tui nói ba đã hướng dẫn cho hàng trăm người hết bệnh rồi thì con làm sao chết được mà lo. Nó nghe vậy thì bừng tỉnh. Nhưng vì nó học quá chuyên bên Tây y nên mới đầu nó còn nghi ngờ. Thế nhưng nó thừa biết rằng lúc đấy đâu có thuốc ngăn ngừa hiệu nghiệm trong vòng 36 giờ như hiện nay nên đành nghe theo tui“.

Vì nhận biết rằng giai đoạn đầu của HIV là “ủ bệnh” sẽ dễ ngăn ngừa hơn nên con gái ông Hưng quyết định ăn thực dưỡng ngay. Ba tháng sau, đi xét nghiệm thì không thấy virus HIV trong máu. Vốn là bác sĩ nên cô ta không tin mình đã thoát “án tử”, tiếp tục ăn thực dưỡng 3 tháng nữa rồi đi thử nghiệm thấy vẫn “âm tính”. Vì tiếp tục nghi ngờ, con gái ông ăn thực dưỡng đúng cách thêm 6 tháng nữa rồi đi thử máu vẫn “âm tính”…

Hiện tại, ông đã là nhà thực dưỡng nhiều kinh nghiệm rồi, ông có thể cho biết tại sao con gái ông ăn thực dưỡng ngăn ngừa được HIV?”, chúng tôi hỏi.

Ông Hưng cho biết: “Bất cứ con vi trùng, virus nào cũng rất thích môi trường axit của cơ thể nhưng rất sợ môi trường kiềm. Mà khi ăn thực dưỡng càng đúng cách thì cơ thể quân bình tức là cơ thể đã bị kiềm hóa rồi nên vi khuẩn hoặc virus độc hại đến đâu cũng không có đất sống. Còn những người lạm dụng rượu, bia, đường, sữa… thì môi trường cơ thể toàn axit nên vi khuẩn, virus gây bệnh rất khoái”.

Từ khi con gái thoát “án tử”, các con ông thấy “gương treo trước mắt” nên mặc dù rất thành đạt, giao du rộng nhưng vẫn duy trì nghệ thuật thực dưỡng ở mức tương đối. Riêng người con gái suýt bị si-da, hiện tại đã trở thành giáo sư chuyên đào tạo bác sĩ, mặc dù dự nhiều tiệc sang trọng nhưng vẫn cố gắng ăn thực dưỡng liên hoàn.

Hiện tại, các con ruột, dâu, rể của ông Hưng đã truyền nghệ thuật thực dưỡng lại cho 8 cháu nội ngoại của ông. “Nói thiệt là các cháu tui chỉ ăn cơm lứt, yến mạch lứt, bánh mì lứt với cá, thịt và rau củ nhiều loại, còn thức ăn phụ là bơ và sữa. Ăn như vậy tui không ủng hộ lắm nhưng dẫu sao cũng tốt hơn nhiều so với con cháu người ta ăn cơm, bún, phở trắng với đường, sữa”, ông Hưng cho biết.

Những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, vợ ông Hưng thường chiêu đãi con cháu nhiều món thực dưỡng và một số món truyền thống Nam Bộ nhưng không quá sai lệch quân bình âm dương…

Lúc cả gia đình quây quần bên nhau cũng là dịp để ông khuyên con cháu ăn đúng phương pháp thực dưỡng, nếu không thì cố gắng lấy cơm lứt làm thức ăn chính. Nếu đi quá sai đường thì trở về. Nếu có bệnh nan y thì hãy ăn “nghiêm ngặt” thì sẽ lành bệnh.

Truyền bá thực dưỡng xuyên quốc gia

MC Thanh Bạch chia sẻ cùng ông Lương Trùng Hưng về Thực Dưỡng năm 2013.

Xem thêm về buổi chia sẻ trong ảnh ở ĐÂY.

Sau khi gặp các đại đệ tử của Tiên sinh Ohsawa và chứng kiến vợ và con gái thoát chết, ông Hưng càng muốn chia sẻ kinh nghiệm thực dưỡng với nhiều người hơn. Từ năm 2000, ông bắt đầu tạm gác việc kinh doanh để thường xuyên về nước tham gia các cuộc tọa đàm thực dưỡng.

Năm 2005, ông “dẹp tiệm” máy ảnh để dành hết tâm huyết cho nghệ thuật thực dưỡng. Từ đó, mỗi năm ông tổ chức 4 – 5 cuộc tọa đàm tại các vùng miền khác nhau của Úc. Và mỗi cuộc tọa đàm đều do ông làm diễn giả chính đã thu hút 200-300 người tham dự. Ngoài ra, thỉnh thoảng, ông còn đến Mỹ thuyết pháp, chia sẻ kinh nghiệm thực dưỡng với cả người Việt lẫn người Mỹ và châu Âu.

Từ khi tổ chức hội thảo thực dưỡng, ông Hưng càng nhận thêm rất nhiều cuôc điện thoại từ khắp nước Úc, Mỹ và nhiều nước trên thế giới: “Ở bên Úc điện thoại tui reo liên tục luôn vì người ta nhờ tư vấn thực dưỡng. Sau nhiều năm, tui nhận thấy phần lớn những người điện cho tui thường bị bệnh nan y đã bị bệnh viện trả về và chỉ sống chừng một vài tháng thôi.

Có nghĩa là khi nào họ cùng đường rồi mới tìm đến mình, khiến tui rất buồn vì khi khỏe mạnh người ta không tin thực dưỡng”, ông Hưng day dứt.

Vì trình độ dân trí bên Úc cao nên ông Hưng gặp thuận lợi trong việc chia sẻ hướng dẫn cách ăn thực dưỡng. Ông chỉ việc yêu cầu người bệnh hoặc người muốn ăn thực dưỡng đọc kỹ sách hoặc các web thực dưỡng rồi ăn, khi nào cơ thể có biểu hiện gì thì gọi điện cho ông.

Nhiều người cứ tưởng ăn thực dưỡng ở Úc khó khăn vì không biết mua thực phẩm thực dưỡng ở đâu. Ngược lại ở Úc, ăn thực dưỡng rất thuận tiện vì chỉ cần gọi điện đến cho ông Hưng hoặc các cửa hàng thực dưỡng khác thì sẽ nhận được gạo lứt, muối mè, nước tương… và đủ loại trợ phương như cao khoai sọ làm sẵn ở dạng khô, mơ muối, bột đánh răng thực dưỡng…

Ở Úc có 1 công ty chuyên nhập khẩu hàng ở Nhật rồi cung cấp cho tui và các cửa hàng khác. Còn sắn dây, trà bancha, thì tôi nhập từ Việt Nam qua”.

Trong quá trình nghiên cứu thực dưỡng, ông cũng nhận thấy nhiều điều thú vị: Năm 1977, Ủy ban Dinh dưỡng của Thượng viện Hoa Kỳ khuyên dân chúng dùng nhiều ngũ cốc lứt hơn nữa vì nhận thấy rằng sở dĩ người dân bị bệnh nan y như ung thư, tiểu đường là do ăn chất đường đơn tức là từ ngũ cốc trắng, đường tinh luyện và đạm động vật.

Tuy nhiên do sức ép của các nhà sản xuất đường, bánh kẹo, nước ngọt, mì ăn liền… nên Thượng viện Mỹ đã “im lặng”. Ngoài ra, ông cũng được biết Bộ Y tế Úc sau khi nghiên cứu đã cho rằng người Việt quanh năm suốt tháng ăn toàn bún, phở, miến… trắng nên đã bị bệnh nhiều hơn hẳn người Úc có thói quen ăn yến mạch lứt và bánh làm từ cám mỗi ngày.

Nguồn: Bài phỏng vấn với báo Tiếp Thị & Gia Đình T6/2016

Thẻ:,