admin

Hướng Dẫn Áp Dụng Thực Dưỡng Hiện Đại

Categories:

Thực Dưỡng là một con đường hoàn toàn tự nhiên, là lối thoát cho tất cả những vấn đề nan giải của Sức Khỏe trong cuộc sống hiện tại. Thực Dưỡng không phải là một phương pháp chữa bệnh như các phương pháp chữa bệnh hiện có như Đông Y, Tây Y, …Thực Dưỡng chính là thay đổi lối sống để thuận theo tự nhiên, đó chính là chữa con người chứ không chữa bệnh.

Bệnh tật là do con người sống sai mà có, nếu chỉ chú ý đến việc chữa bệnh thì không bao giờ chúng ta hết bệnh mà nó chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức bệnh khác.

Theo Thực Dưỡng, sự Quân Bình chính là nền tảng của sức khỏe.

Sự quân bình ở đây bao gồm 3 yếu tố:

ĂN UỐNG + VẬN ĐỘNG + TINH THẦN.

Các yếu tố này là thế chân kiềng giữ sức khỏe, chỉ cần 01 chân bị yếu cũng làm cho sức khỏe chúng ta gặp vấn đề.

Anh/Chị có thể tham khảo thêm rất nhiều người bệnh nan y phục hồi hoàn toàn qua những đường link sau:

Anh Thanh Bạch đã hết bệnh mãn tính và hiện đang là đại sứ của Thực Dưỡng

BS Trần Vũ Lan Phương nói về áp dụng Thực Dưỡng trong hỗ trợ điều trị ung thư tại bệnh viện

– Hết ung thư, bệnh mãn tính khi áp dụng Thực Dưỡng kết hợp với TPCN-Tọa đàm nghệ thuật sống khỏe 

Người thật việc thật, vô vàn những người hết bệnh nan y, bệnh mãn tính nhờ áp dụng THỰC DƯỠNG HiỆN ĐẠI và TPCN của G&W

– Bài báo chi tiết về trường hợp Cô Hồng Ung Thư chờ chết phục hồi toàn diện

– Tọa đàm “Nghệ Thuật Sống Khỏe” 5 Videoclips.

Giải pháp của tất cả các vấn đề của Anh/Chị chính là làm sao cho cơ thể quân bình trở lại.

Cách kiểm tra sự quân bình chính là: ăn ngon, ngủ yên và phân đi cầu chặt, thành khuôn, màu vàng hơi sậm,nổi trên mặt nước.

Nước tiểu màu vàng bia, ngày không quá 3 lần đối với nữ, 4 lần đối với nam. Để làm được việc này đòi hỏi Anh/Chị phải làm đồng thời nhiều việc: ĂN UỐNG + VẬN ĐỘNG + TINH THẦN.

Ngoài ra, do bệnh có nghĩa là cơ thể mình đã suy kiệt quá lâu nên cô cần thêm một số TRỢ PHƯƠNG để nhanh trở về quân bình hơn. Cụ thể Anh/Chị cần làm những việc sau:

1.VỀ PHẦN ĂN UỐNG:

– Xem, học thuộc và làm đúng câu số 3, số 5 quyển “33 Câu Hỏi Thực Dưỡng Chữa Bệnh” của bác Trần Ngọc Tài .

CÁCH ĂN THỰC DƯỠNG: ĂN XEN KẼ LIÊN HOÀN, có nghĩa là gạo lứt ròng rồi gạo lứt với đủ loại rau củ (hoặc thêm nước súp xương gà, súp cá chép miso, cá cơm, con hàu, trứng gà ta), rồi lại gạo lứt ròng (không rau củ, không cá), cứ thế và nhớ là không cho tụt cân quá giới hạn (lấy chiều cao – 110 = trọng lượng giới hạn).

Ví dụ: cao 1,60m thì số kg (trọng lượng giới hạn là 50kg) là 160 – 110 = 50kg (đàn ông + thêm 5kg). Không cho tụt cân dưới số kg này và theo dõi huyết áp.

Khi ăn cần căn cứ vào trọng lượng cơ thể và chỉ số huyết áp mà áp dụng:
a/ Lúc đầu dùng Ngũ cốc ròng (gạo lứt) với muối mè (hoặc không muối mè) và tương cổ truyền (không có rau củ và thịt cá), thời gian ăn tùy giai đoạn bệnh tật, thể trạng, cân nặng, huyết áp. Trung bình thời gian này từ 3 đến 10 ngày lần đầu.

b/ Khi thấy có chiều hướng xuống cân nặng hoặc huyết áp xuống thấp thì ăn thêm súp rau củ đủ loại, súp cá chép miso hoặc súp rau củ + cá con, con hàu, trứng gà ta. Căn cứ vào bệnh trạng, trọng lượng của cơ thể và huyết áp mà vận dụng.

c/ Khi thấy số cân không tụt nữa thì ăn trở lại cơm lứt với Tekka, Natto, Tamari có muối mè hoặc không muối mè (gạo lứt không có rau củ, không thịt cá), thời gian ăn ròng gạo lứt lần này kéo dài hơn lần thứ 1. Cũng lại căn cứ vào trọng lượng giới hạn và huyết áp như lần 1 mà áp dụng).

Cứ như thế mà tiếp tục ăn xen kẽ. Xem cách ăn thực dưỡng trong sách để biết một số thức ăn bất lợi cho sự tái lập quân bình của cơ thể cần tạm thời ngưng ăn uống (Xin xem câu hỏi số 3).

* Ghi chú: Cách ăn thực dưỡng sẽ có hiệu quả hơn khi ta Chia thành nhiều bữa nhỏ mà ăn, ăn thức ăn gì cũng cần ăn chậm, nhai thật nhỏ, nhai thành nước rồi mới nuốt.
(  xem Clip Thực Dưỡng Liên Hoàn để biết cách phối hợp ).

2. VỀ PHẦN VẬN ĐỘNG:

Só thể tập Yoga, Dịch Cân Kinh, Suối nguồn tươi trẻ, đi bộ…môn nào cũng được miễn có vận động cho ra mồi hôi ngày ít nhất 1h.

3. VỀ PHẦN TINH THẦN:

Thiền định, tĩnh tâm, cầu nguyên…môn nào cũng được miễn sao cho tâm bình an.

4. TRỢ PHƯƠNG:

– Phơi nắng mỗi ngày 1-2h nếu trước 10h, sau 10h-12h chỉ nên phơi 1h.

– Tắm cát biển thải độc ( giúp thải độc rất nhanh)

– Đắp cao khoai sọ để rút độc nếu có khối u không bị vết thương hở xem câu 33 quyển “33 Câu Hỏi Thực Dưỡng Chữa Bệnh” .

(Ung thư thì không nên áp nước gừng trong giai đoạn ban đầu, sau đó chỉ áp 3-5’ là tối đa, đối não chỉ có thể đắp 15-30’ khi thấy chóng mặt, khó chịu thì phải ngưng, sau đó 1h sau đắp tiếp tục).

Cao khoai sọ có thể tự làm từ cao tươi hoặc có loại bột cao khô rất tiện dụng xem tại ĐÂY.

Nếu có điều kiện thì dùng thêm:

Canh dưỡng sinh 1 gói x 2-3 lần/ngày, trước khi ăn 15-20′. Pha 1 gói với 80ml nước sôi uống như uống trà.
Canh dưỡng sinh kiềm hóa cơ thể rất nhanh nên hỗ trợ cho nhiều vấn đề khác như: mệt mỏi, khó ngủ, cảm, viêm họng, nhức đầu, dị ứng, khó chịu…

– Viên Phục hồi sinh lực 1 viên x 1 lần trong 5 ngày, sau đó 1v x 2 lần/ ngày sau ăn.

– Hoặc có thể dùng tăng cường lên Viên Hồi Sinh Miễn Dịch 1viên x 1 lần/ngày trong 2 ngày sau ăn sáng và chiều.

Sau đó tăng lên từ 2v x 2 lần/ngày sau ăn sáng và chiều.

Từ ngày thứ 5 trở đi dùng 3 viên x 2 lần/ngày sau ăn sáng và chiều.

Ngoài ra, để giúp cho đường ruột phục hồi và làm cho phân đi cầu chặt, nổi trên mặt nước cần làm thêm:

– Mỗi ngày Anh/Chị nên dùng Trà Bình Minh (1,5mcf sắn dây+ 200ml trà Bancha+1/4-1/2 mcf Tamari+ 1/4-1/2 mcf mơ muối+ vài giọt gừng):

bột sắn dây pha với ít nước lạnh cho vừa tan, cho vài giọt gừng (có thể sắc vài lát), chế nước trà bancha thật sôi vào cho bột sắn vừa trong sau đó cho tamari và mơ muối vào khuấy đều là uống được. Hoặc sắn dây khuấy chính thêm chút mơ muối hoặc Tamari.

– Nếu phân lỏng uống thêm Café ngũ cốc Đức, sau đó uống thêm 1 viên lợi khuẩn.


Ngoài ra để tham khảo thêm các thông tin về THỰC DƯỠNG HIỆN ĐẠI, Anh/Chị có thể vào các website:
Bếp Thực Dưỡng
Phục Hồi Sinh Lực
Xem về các sản phẩm và mua hàng online (hoặc có thể điện thoại 0941007575) tại Ẩm Thực Lành
Youtube:
Thực Dưỡng Trần Ngọc Tài/Lương Trùng Hưng

Liệu Thực Dưỡng Có Chữa Được Bệnh Nhiễm Khuẩn HP?

Categories:

Thời gian gần đây, người người nhà nhà xôn xao vì xung quanh mình nhiều người mắc khuẩn HP quá. Mọi người nhắc đến bệnh này một cách sợ hãi, như thể rằng mắc bệnh này là cầm chắc đường chết. Liệu bệnh này có nghiêm trọng tới mức vậy không? Và áp dụng Thực dưỡng ra sao để trị được bệnh nhiễm khuẩn HP?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và cũng là tác nhân nhóm I của ung thư dạ dày carcinom.

Về bệnh nhiễm khuẩn HP, đây là một bệnh rất thú vị, nó nói lên Tây Y cố tình kéo dài, gây khó khăn cho việc chữa trị:

1) Trước tiên bệnh đau dạ dày :

Do đối trị —> dùng các loại hóa chất làm cho giảm tổn thương niêm mạc dạ dày mà không chữa nguyên nhân chính – do hệ thần kinh trực và đối giao cảm không hoạt động ăn khớp với nhau gây ra :

a) Dư thừa axít (lỡ loét dạ dày)

b) Không đủ axít (ợ chua, trào ngược, không tiêu)

2) Bệnh đau dạ dày kéo dài tạo môi trường cho vi khuẩn H.P. phát triển —> bệnh càng trầm trọng và khó chữa trị hơn !

Trong khi Thực Dưỡng (TD) cho chúng ta biết là mọi tế bào, cơ quan cơ thể của chúng ta nếu có dịch nội bào pH = 7,4 thì cơ thể chúng ta ở vào tình trạng sung mãn nhất, có khả năng tự chữa bệnh {trong khi đó thì các loại vi trùng, vi khuẩn, siêu vi (virus), nấm ký sinh … lại phát triển tốt nhất trong môi trường axít pH < 7.00 }.

Biết được như vậy chúng ta dùng Canh Dưỡng Sinh (CDS) là loại nước rau củ thiên nhiên, có kiềm tính pH=7,4 và có cường tính rất mạnh nên nếu cho gói bột này vào miệng ngậm cho tan dần và uống thêm khoảng 50cc (50ml) nước ấm, hỗn hợp này sẽ giết hầu hết vi khuẩn H.P trong chốc lát.

Sau đó tiếp tục dùng ngày 3 lần X 1 gói , 20 phút trước khi ăn trong 30 ngày sẽ lành bệnh đau dạ dày kinh niên [ do CDS với kiềm tính vững chắc của nó, nó sẽ làm điều hòa hệ thần kinh, từ đó hệ thần kinh điều chỉnh trực giao cảm và đối giao cảm hoạt động ăn khớp —> hết bệnh đau dạ dày kinh niên ].

Dĩ nhiên nếu muốn bệnh không tái phát, bệnh nhân nên áp dụng Thực Dưỡng Hiện Đại.

Lưu ý chung : Người có máu thuộc nhóm O khi bắt đầu dùng CDS nên dùng 1/6 gói trong 6 ngày, kể từ ngày thứ 7 về sau, ngày 2 lần X 1 gói, 20 phút trước khi ăn sáng và chiều.

Nếu đối trị các bệnh đang hoành hành có thể tăng liều lượng lên 3 – 9 gói mỗi ngày.

Vệ sinh môi trường kém, nguồn nước bị ô nhiễm chính là nguyên nhân lớn nhất gây nhiễm Hp.

Vì lí do trên, mỗi cá nhân hãy có ý thức với môi trường mình đang sống:

  • Hạn chế sử dụng túi nilon và thải túi nilon ra môi trường -> giảm được tình trạng ngập úng khi mưa nhiều.
  • Hạn chế sử dụng chất hóa học trong cuộc sống hàng ngày (xà bông, dầu tắm gội, nước rửa chén, nước lau sàn, tẩy rửa, nước xả vải, nước giặt). Thay thế bằng những phương pháp thiên nhiên như sử dụng quả bồ hòn, bồ kết không những sạch mà lại có lợi cho môi trường, khuyến khích phát triển kinh tế địa phương.
  • Ăn uống vừa đủ, không bừa phứa để lãng phí thức ăn lại phải đổ đi, gây tình trạng phân hủy hôi thối khi vất đi.

NHỮNG THỨC ĂN CƠ BẢN NÀO CẦN CÓ ĐỂ ÁP DỤNG THỰC DƯỠNG ?

Categories:

Đa số mọi người khá lúng túng trong việc bắt đầu cách ăn Thực Dưỡng và có quan niệm sai rằng ăn Thực Dưỡng = Gạo lứt + Muối mè. Đó chỉ là 1 góc rất rất nhỏ trong Thực dưỡng, và PHSL cũng không khuyến khích chúng ta ăn như vậy. Vì vậy hôm nay, chúng tôi liệt kê ra đây những thực phẩm cơ bản khi bạn bắt đầu Thực dưỡng.

Cơm gạo lứt an lành.

  1. Gạo lứt: https://goo.gl/YaRzaQ  – Có thể tham khảo sản phẩm tại đây https://goo.gl/LXutmQ
  2. Muối mè (có thể dùng dùng nhiều, ít hoặc tạm ngưng dùng tùy bệnh) xem câu số 4 quyển 33 Câu Hỏi https://goo.gl/JuomSB để xem những trường hợp không dùng được muối mè.
  3. Tương cổ truyền: * Tương tamari chứa 17 – 19 loại Axit Amin cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bài viết về nước tương https://goo.gl/L5w8nL, Tham khảo tại mua tại đây https://goo.gl/4qc8ZN

* Tương sổi (Natto miso): bổ sung đạm, men tiêu hóa… Natto miso cung cấp lượng đạm quân bình dồi dào và tan cục máu vón do máu đặc đông lại, là một nguồn đạm quân bình tuyệt vời , chống được nghẽn động mạch do máu vón cục. Hiện nay người Nhật trích được chất Nattokinaze trong tương sổi Natto, phòng chống máu vón cục trong mạch máu, làm thông thoáng mạch máu. https://goo.gl/656S6m

* Tekka miso (tạo máu, tốt cho bệnh khớp, dạ dày, mạch yếu và bệnh Âm) http://phuchoisinhluc.vn/product/tekka-miso/

* Hatcho miso (bệnh tim mạch, gan và viêm đau khớp) https://goo.gl/zCXPEZ

* Mugi miso (dùng cho các bệnh khác) https://goo.gl/gaZtkW

  1. Mơ muối (lâu năm, trên 3 năm): đa công dụng bài viết về mơ muối https://goo.gl/zq1eTa
  2. Sắn dây (dùng tốt cho đường ruột, bộ tiêu hóa và để pha trà Bình Minh) https://goo.gl/5ipCvj
  3. Trà già bancha (kích thích tiêu hóa, dùng để pha trà tiêu thực: trà già + tương + gừng + mơ muối) https://goo.gl/pWrAe6
  4. Bún gạo lứt, phở lứt (dùng sau khi bệnh đã thuyên giảm). Bệnh tim lúc đầu nên ăn hạn chế. https://goo.gl/7aGxy1
  5. Cà phê ngũ cốc Nature Cuppa: tốt cho ruột, đầu não, rối loạn tiền đình, bộ tiêu hóa, ngưng tiêu chảy (sau khi uống cà phê, uống liền từ 1 đến 2 viên men ruột trên 25 tỉ vi khuẩn). https://goo.gl/6c99Nx
  6. Men ruột trên 25 tỉ vi khuẩn (giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và âm đạo, phòng chống tiêu chảy hoặc bón quá) https://goo.gl/34kVp7
  7. Bột nêm Thực dưỡng (Shitake Kombu): dùng nêm thức ăn, giúp chống viêm sưng toàn bộ cơ thể, như viêm sưng khớp, viêm gan, viêm dạ dày, viêm tụy tạng (Shitake Kombu giúp cho tế bào Interferon trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ). https://goo.gl/ZFqcvq
  8. Rau củ nhiều loại: Xà lách son, rau tần ô, rau má, rau cần tây, rau đắng, rau diếp quắn, bí đỏ (bí ngô), bí chanh, bông cải xanh, bộng cải trắng, bắp cải (cải nồi), cải rổ, cải bó xôi, cà rốt, củ cải trắng, đậu hoà lan, su hào, củ sen, ngưu báng, sắn dây, rau bù ngót, củ hành ta, củ hành tây, boa rô, hẹ, ngò rí (rau mùi), rau tía tô

Tất cả các sản phẩm Anh/chị có thể tham khảo mà đặt hàng trực tiếp tại website www.amthuclanh.com hoặc facebook: www.fb.com/amthuclanh hoặc liên hệ số điện thoại 094.100.7575 để hỏi trực tiếp.

Riêng đối với Thực Dưỡng Chữa Bệnh, quý vị hãy đọc sách 33 Câu Hỏi Đáp Thực Dưỡng Giúp Phục Hồi Sức Khỏe.

 

Thực Dưỡng Có Tác Dụng Như Thế Nào Với Người Mắc Bệnh Tiểu Đường?

Categories:

Hàng triệu người Việt Nam đang mang trong mình căn bệnh đái tháo đường. Đây là bệnh khó chữa nên nhiều người chọn cách sống chung với tiểu đường. Sự lựa chọn này vô cùng nguy hiểm. Không đầu hàng tiểu đường, nhiều bệnh nhân đã tìm đến với thực dưỡng và có được những kết quả vô cùng bất ngờ.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính: tiểu đường phụ thuộc insulin và tiểu đường không phụ thuộc insulin.

Tiểu đường phụ thuộc insulin

Ăn gạo lứt hỗ trợ tốt cho việc chữa bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin

Theo khoa học hiện đại, bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin là một bệnh mãn tính, do rối loạn chức năng chuyển hóa ở tụy. Tụy không còn sản sinh đủ insulin trong quá trình chuyển hóa tinh bột mỡ và chất đạm.

Bệnh có thể bắt đầu từ tuổi 30, cũng có thể xảy ra ở tuổi thiếu niên. Triệu chứng là mệt nhọc, khát nước, tiểu quá nhiều, có lẫn đường trong nước tiểu, ăn nhiều vẫn cảm thấy đói, giảm cân, mắt mờ dần.

Phương pháp điều trị thường gặp là tiêm insulin và ăn kiêng. Nhưng như thế chỉ kiểm soát được triệu chứng chứ không chữa khỏi bệnh từ gốc.

Theo quan niệm của thực dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường là ăn quá nhiều loại thức ăn tinh bột xát trắng trong thời gian dài và dùng quá nhiều chất béo.

Tinh bột xát trắng hoàn toàn khác với tinh bột thô như gạo lứt chưa qua chế biến. Gạo xát trắng không còn chất cám, mất gần hết vitamin, khoáng chất, chất xơ, làm rối loạn đường huyết và làm suy yếu tụy.

Ăn quá nhiều chất béo thì máu dư thừa chất béo, đường bị bao bọc bởi chất béo, không thể thấm qua màng tế bào và mạch máu để nuôi dưỡng cơ thể, kết quả là trong máu thịt thừa đường và trong tế bào thì lại thiếu đường.

Chữa bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin như sau: Cơm gạo lứt, có thể trộn với xích tiểu đậu (đậu đỏ), ăn với muối vừng, mỗi bát cơm ăn từ 1-2 muỗng muối vừng. Nhai thật nhỏ thành nước rồi mới nuốt.

Thức ăn phụ gồm rau củ xào khô, củ hành xào tương misô, súp tóc tiên, cá chép, cá cơm hầm, cá cơm kho, bí ngô, cà rốt, ngưu bàng, củ hành ta, củ cải khô muối, dưa cải chấm tương misô. Về uống thì có thể uống trà gạo lứt rang, trà 3 năm, trà phổ tai (rong biển).

Tạm thời, người bệnh nên tránh các thức ăn sau đây: Tránh tất cả thức ăn động vật, ngoại trừ cá chép, cá cơm, cá bống, tép riu; tránh ăn hải sản, các chế phẩm từ sữa, kem lạnh, các thức ăn và đồ uống có đường, các loại trái cây gia vị cay nóng, cà chua, khoai tây, các loại cà, dưa quả và nấm. Đặc biệt, người bị tiểu đường phải kiêng dấm, vì dấm sẽ làm bệnh nặng thêm.

Món cá nướng lò tốt cho người bị tiểu đường phụ thuộc insulin

Món cá nướng lò tốt cho người bị tiểu đường phụ thuộc insulin. Nguyên liệu gồm: 1kg cá chép hoặc cá quả, một thìa nhỏ nước cốt gừng, một thìa nhỏ muối biển.

Cách làm: Đốt nóng lò khoảng 1800. Rửa sạch cá, đánh bỏ vẩy, xẻ dọc hai rãnh chéo sâu hai bên sườn. Ướp toàn bộ cá với nước cốt gừng và muối biển. Dùng khăn giấy lau hết muối trên cá. Rắc phần muối còn lại vào một bên cá. Đặt cá vào lò nướng 60 phút, ăn nóng. Người bị tiểu đường không phụ thuộc insulin không ăn được món này.

Tiểu đường không phụ thuộc insulin

Sự khác biệt của tiểu đường dạng này là bệnh thường xuất hiện ở người có tuổi, người thừa cân. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo, thức ăn chiên xào.

Nếu chúng ta ăn nhiều gạo xát trắng thì chỉ cần ăn thêm hơi nhiều chất béo một chút là đã bị bệnh tiểu đường dạng này rồi. Việc đầu tiên là phải giảm cân, thay đổi cách sống, tập thể dục. Nếu kiểm soát được trọng lượng của cơ thể là bệnh đã giảm rồi.

Thức ăn chính để chữa bệnh là cơm gạo lứt, mì gạo lứt, nhai nhỏ thành nước rồi mới nuốt, nhớ dùng ít muối. Thức ăn phụ là súp cà rốt, ngưu bàng, nấu trong 35 phút, cháo xích tiểu đậu cộng phổ tai, bí đỏ, cá chép kho, súp cá chép. Nộm dưa chuột, mỗi tuần chỉ ăn một lần. Cà tím nấu với tương, mỗi tuần ăn một lần.

Chú ý ăn thêm củ cải trắng, bí đao, đậu phụ, uống trà gạo lứt, trà lá già. Thức ăn tạm thời người bệnh nên tránh là tất cả thực phẩm động vật, hải sản, chế phẩm từ sữa, kem lạnh, trứng, nước súp thịt, rượu, nước ngọt, thức ăn có đường, trà đen, cà phê, đặc biệt phải kiêng dấm.

Món xích tiểu đậu phổ tai cộng bí ngô rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh ở mắt, rối loạn tim, rối loạn tuần hoàn. Công thức làm món này như sau: nửa bát xích tiểu đậu, một miếng phổ tai 3cmx3cm, hai bát bí đỏ cắt hình con cờ, 1g muối biển, hai bát nước.

Ngâm đậu, bỏ những mảnh vụn. Rửa sạch đậu và phổ tai, ngâm vào hai bát nước trong 5 tiếng rồi đem nấu to lửa. Nước cạn bớt thì thêm vào một bát nữa, giảm lửa nấu tiếp trong một giờ, sau đó cho muối và bí đỏ vào, nấu cho đến khi bí mềm, ăn khi còn nóng vừa.

Món dưa chuột trộn nước chanh

Bà Thùy Dương ở Hà Đông và ông Lê Xuân Đinh ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tự chữa khỏi bệnh tiểu đường bằng thực dưỡng. Họ mua đĩa của lương y Trần Ngọc Tài về nghe và làm theo.

Loại đĩa này có bán khá nhiều tại các cửa hàng thực dưỡng. Để trực tiếp gặp lương y Trần Ngọc Tài là rất khó, chỉ nghe đĩa và làm theo hướng dẫn là đã khỏi bệnh.

Tiểu đường là bệnh thuộc hệ tiêu hóa nên dùng thực dưỡng chữa rất mau lành. Ông Lê Xuân Đinh chữa 49 ngày thì khỏi bệnh. Bà Thùy Dương chữa 60 ngày bệnh cũng tiêu tan.

Thực dưỡng không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một nghệ thuật sống lành mạnh, chẳng những đóng góp tích cực cho việc phòng chống bệnh mà còn thay đổi được nhân sinh quan và cách sống của người bệnh.

Khi nhân sinh quan thay đổi và niềm tin đủ mạnh sẽ thấy rõ rằng bệnh tật không chỉ gây ra đau khổ mà còn là một dấu hiệu cảnh báo tốt lành giúp cho con người thay đổi kịp lúc. Từ đó con người biết rằng, sự sống hòa hợp với thời khí. Mọi yếu tố nội tại và xung quanh như thần chí, sinh hoạt, dinh dưỡng, thời khí, bẩm sinh, môi trường sống, thể trạng,… đều ảnh hưởng đến sự duy trì và tái lập lại sức khỏe.

Thực dưỡng hiểu rõ được, giải quyết được và ứng dụng được trong thực tế đời sống hàng ngày, tận dụng được khả năng tối ưu sẵn có của con người để tự chữa lành bệnh. Những người bị bệnh tiểu đường nên mua ngay đĩa của lương y Trần Ngọc Tài để tham khảo và tự chữa bệnh.

Hai món ăn cho người bị tiểu đường không phụ thuộc insulin 

Món dưa chuột ép: Nguyên liệu gồm: dưa chuột ba quả, muối biển 10g, ba muỗng canh nước cốt chanh.

Cách làm: Gọt vỏ dưa, bỏ đầu, cắt khúc 1,5cm. Trộn muối cho đều với dưa đã cắt khúc. Đem cắt dưa thành những lát mỏng, rắc muối lên trên dưa đã thái mỏng rồi trộn đều. Cho dưa lên lưới inox rồi lấy một mảnh inox sạch dùng vật nặng ép lên trên 20 phút cho nước dưa ra hết. Trộn dưa với nước chanh và ăn liền.

Món súp cá cơm và đậu: Nguyên liệu gồm: Một phần tư bát đậu nành, hai bát nước, một củ hành tây nhỏ, hai củ cải trắng nhỏ, một khúc ngưu bàng 20cm, một củ cà rốt, 3g muối biển, một thìa cà phê dầu vừng, 20g cá cơm khô, năm bát nước, một thìa canh nước tương.

Cách làm: Ngâm đậu nành qua đêm. Để đậu ráo nước rồi xay đậu nhuyễn với một chén nước. Xắt lát củ hành tây và củ cải vừa miếng ăn, thái mỏng ngưu bàng và cà rốt. Xào củ hành tây với dầu vừng và 1g muối biển cho tới khi hành đổi màu trong.

Nếu cần có thể thêm chút nước để hành không bị cháy. Cho cá cơm và ngưu bàng vào xào sơ vài phút. Thêm củ cải và cà rốt, xào thêm vài phút. Thêm nước, đậy nắp nồi và nấu trong 20 phút. Thêm đậu nành xay nhuyễn và phần muối còn lại vào nấu tiếp. Chú ý đừng để bị trào. Hầm thêm 15 phút rồi nêm nước tương cổ truyền vào và ăn nóng.

Nguồn: Phỏng vấn giữa lương y Trần Ngọc Tài và báo Tâm Sự Gia Đình

Nữ Thạc Sĩ Chiến Thắng Ung Thư Nhờ Thực Dưỡng Và Thiền

Categories: Tags: